Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

THAM TIỂU TIẾT, BỎ ĐẠI CỤC

Chí Côngbaophapluat
30-6-2014

(SGĐT): Nếu báo TQ Hoàn Cầu đã khuyên VN quay đầu lại sớm (Phụng khuyến VN tảo nhật hồi đầu) thì nay Pháp Luật Online lại trách TQ “ tham tiểu tiết, mà bỏ đại cục” ! Té ra, cái nội dung của “đại cục” mà VN hiểu, thì chính là “tiểu cục” của cái “đại cục” theo ý của TQ. Cái “tiểu cục” lại là viên kẹo độc mà Hồ Cẩm Đào đã tặng cho TBT Nguyễn Phú Trọng của ta dùng tạm qua mấy con trăng, vừa đủ để lấy uy với nhân dân Việt, và cũng vừa đủ thời gian để Tập cái đặt, đúng lúc là bẫy sâp. Tội nghiệp cho Pháp luật online đã phân biệt phải quấy, cũng theo TBT mà tin vào các con chữ, không chịu thấy cái đại cục của TQ mà cả thế giới đều thấy ! 
Lại còn tiếp tục mong “núi liền núi, sông liền sông”. Nực cười quá !!! Chí Công là ai nhỉ ?

(PLO) - Đã 2 tháng nay, chính quyền Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 đặt vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; tiếp sau đó, giàn khoan Nam Hải 09 cũng hoạt động trên vùng chưa phân định của vịnh Bắc Bộ đã tạo nên tình trạng ngày càng căng thẳng trên biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm hữu nghị, gắn bó lâu đời giữa hai nước Việt - Trung và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc…

Tàu Trung Quốc (phải) phun vòi rồng vào tàu Cảnh sát Biển Việt Nam. Ảnh: AP
Cho đến nay, Việt Nam đã chính thức nhiều lần lên tiếng phản đối hành động đơn phương gây hấn ấy nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn phớt lờ tất cả, bất chấp Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, bất chấp Quy tắc ứng xử trên biển Đông, càng không đếm xỉa đến các nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

“HỮU NGHỊ VIỂN VÔNG” HAY CÚC CUNG PHỤC VỤ TỈNH QUẢNG ĐÔNG?

CHỈ THỊ CỦA BÍ THƯ TỈNH ỦY QUẢNG ĐÔNG TQ GỬI BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM ?

(Saigon ĐiểmTin): Đây là văn bản đang gây vang động trong nhân dân trong tuần: “Danh mục công việc phải làm…” gởi từ bí thư tỉnh Quảng Đông TQ, Hồ Xuân Hoa, đến Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn VN, vào ngày 20-5-2014.
Đến ngày 3-6, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn gởi công văn đến : -“Các Bộ Công Thương ; Kế hoạch và Đầu tư ; Giao thông Vận tải ; Giáo dục và Đào tạo ; Tài chính ; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ; Khoa học và Công nghệ ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch” ; hai là, “Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố : Hà Nội ; Thành phố Hồ Chí Minh ; Quảng Ninh ; Hải Phòng ; Quảng Nam ; Đà Nẵng“, để triển khai tốt các chương trình hợp tác…” kèm theo “danh mục (16 )công việc phải làm”.
"Hoan hô" những cán bộ đảng có tên trong danh sách !

Diễn Đàn : Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam “phải làm”, được ghi rõ trong công văn của Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố. (28-06-2014)
Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến “danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa“.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM ?

Hoàng Quỳnh
29-6-2014
(Bauxite Việt Nam)Mặc dù tác giả tự nhận là một trí thức bình thường, “viết ra vài dòng tâm huyết, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé để cùng mọi người tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc trong thời điểm sinh tử này”, nhưng tư tưởng của bài viết không nhỏ bé chút nào. Những tư tưởng này, nếu biến thành hiện thực, chắc chắn sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện hiện nay của đất nước ta.
Một giấc mơ đẹp! Hy vọng, vào một ngày đẹp giời nào đó, giấc mơ sẽ biến thành hiện thực!

NÊN KIỆN HAY NÊN LÀM GÌ

Tôi là một trí thức ở Sài Gòn. Mấy hôm nay đứng trước sứ biến động của vận mệnh dân tộc, trong lòng nhấp nhổm không yên, ban ngày theo dõi tình hình mà lòng như có lửa đốt, đêm nằm trằn trọc, ưu tư… Xin viết ra đây vài dòng tâm huyết, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé để cùng với mọi người tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc trong thời điểm sinh tử này.

Đi kiện không phải là điều quyết định

Thật ra đi kiện cũng là điều tốt, tốt hơn nhiều lần dậm chân tại chỗ mà không làm gì cả, vì nó thể hiện cái tinh thần phản kháng, không chấp nhận áp bức của dân tộc. Nhưng kiện không phải là điều cốt lõi nhất, càng không nên coi đó là tất cả!

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC: 'TRUNG QUỐC ĐANG TRIỂN KHAI MỌI LỰC LƯỢNG ĐỂ XÂM LĂNG'

Hoàng Thùy - vnexpress
28-6-2014

"Chúng ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời chiến vì cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đã gây tác hại cho chúng ta ở tất cả các mặt", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời VnExpress.
Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng Trung Quốc đang thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược mềm, Việt Nam cần phải khởi động bộ máy tập hợp trí thức, đoàn kết trí tuệ để đấu tranh. Ảnh: NH.

- Trung Quốc ngày càng hung hăng khi sử dụng cùng lúc nhiều tàu đâm húc vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về những hành động trên?

- Từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc duy trì hàng trăm tàu, máy bay trong đó có cả tàu và máy bay quân sự hộ tống. Họ liên tục đâm va, phun vòi rồng vào tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Gần đây, những hành động của Trung Quốc càng trở nên ngang ngược, hung hãn, đặc biệt là sau chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam.

GS. THAYER: 'VIỆT NAM PHẢI LÊN TIẾNG NẾU KHÔNG SẼ MẤT CƠ HỘI MÃI MÃI'

27.06.2014

Trung Quốc dần dà sẽ thực hiện ý định chiếm thêm biển đảo, xây cất trên biển, và tất cả những gì mà Bắc Kinh muốn làm, và càng để lâu sẽ càng khó giải quyết một cách có lợi cho các nước nhỏ hơn. 'Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi'

Giáo sư Carl Thayer (trái) dự hội nghị về Biển Đông

Giáo sư Carl Thayer nói việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới gần giàn khoan có thể là để thử nghiệm trước khi tuyên bố một khu phòng không trên Biển Đông.

Một giới chức hàng hải cao cấp của Việt Nam tiết lộ rằng cho tới thời điểm này, hơn 27 tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc cố ý đâm va hơn 100 lần, gây thiệt hại nặng cho các tàu kiểm ngư Việt Nam.

GIỚI THIỆU SÁCH : TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI


 TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI 
Tác Giả: Daron Acemoglu, James A. Robinson
Khổ sách: 15.5x23cm
Số trang: 616 
Năm xuất bản: 05/2013
Giá bán: 215.000 VNĐ
Bình chọn:          

Sử dụng lịch sử Đông-Tây kim-cổ đã diễn ra trên tất cả các châu lục của trái đất này, hai tác giả lập luận rằng những quốc gia thất bại là những đất nước bị cai trị bởi một nhóm quyền thế tập trung, và những nhóm này đã tổ chức xã hội để phục vụ cho quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số quần chúng nhân dân phải trả giá. Thế lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ, được sử dụng để tạo ra tài sản khổng lồ cho những người nắm giữ quyền lực.

KHU KINH TẾ DO TRUNG QUỐC ĐẦU TƯ LỚN Ở HÀ TĨNH BẤT NGỜ ĐÒI TỰ TRỊ

N. Khanh sbtn
27-6-2014

Một bản tin kinh tế rất nhỏ trên các trang báo Việt Nam ngày 25/06 không làm nhiều người chú ý, nhưng đã nhanh chóng gây sửng sốt cho những ai quan tâm về thời sự và chính trị ở Việt Nam. Nội dung của bản tin cho biết khu kinh tế Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh của Việt Nam đột ngột gửi thư lên Trung ương Hà Nội và đòi trở thành đặc khu tự trị với nhiều quyền hạn vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp bình thường.

Tin tiết lộ cho biết Ban lãnh đạo khu kinh tế Formosa vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải yêu cầu cho thiết lập đặc khu kinh tế tự trị. Theo văn bản này, Tổng giám đốc công ty Hưng Nghiệp Formosa Dương Hồng Chí, vốn là một người gốc Hoa, lý giải việc thiết lập đặc khu kinh tế nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, nước... nói một cách khác, yêu cầu này có nghĩa muốn tách vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh, trở thành như một vùng tự trị trong lòng Việt Nam.

ĐỀ NGHỊ CHÍNH PHỦ CẦN NHANH CHÓNG KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC

Tâm Lụa - tuoitre
27-6-2014

TTO - Chiều 27-6, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát đi tuyên bố phản đối các hành vi liên tiếp sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thời gian qua.

Tàu Trung Quốc đâm húc vào tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam - Ảnh: My Lăng

Đây là lần thứ 2 Liên đoàn Luật sư Việt Nam có tuyên bố phản đối hành vi của Trung Quốc.

Tại bản tuyên bố lần này, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết đã đề nghị Chính phủ nhanh chóng khởi kiện Trung Quốc ra trước cơ quan tài phán quốc tế phù hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

BUỒN ƠI, CHÀO MI !

Hạ Đình Nguyên
28-6-2014

Tháng 5 nầy, một cơn phẫn nộ, rồi phẫn uất đã tràn đến với toàn dân Việt Nam, rồi đến cuối tháng 6 lại biến thành một nổi buồn mệnh mông, sau các phát biểu đều khắp của các lãnh đạo Nhà nước- đảng.

Hóa ra đều đáng hoài nghi cả.!

Dù đã có rất nhiều lời cảnh giác từ nhân dân, rằng không nên đặt hy vọng vào nơi không đúng chỗ, vào những con số đứng hàng đầu trước một dãy hàng triệu con số không, thế mà niềm tin mơ hồ đó vẫn phất phơ bay. Những con số đứng đầu ấy đã hóa thành số âm.

THỦ TƯỚNG PHỚT LỜ CẢNH BÁO HARVARD?

11-7-2012
Các lời cảnh báo của nhóm nghiên cứu Harvard đã bị phớt lờ?

Cuốn 'cẩm nang' cho chiến lược phát triển Việt Nam kèm cảnh báo về hậu quả của đường lối hiện tại của Việt Nam mà các giáo sư Havard trao tận tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn bị bỏ qua và không được công bố trước công chúng.

' KHÔNG THỂ TRÁNH CẢI CÁCH THỂ CHẾ NỮA'

27-6-2014
Việt Nam đứng trước áp lực cải cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế

Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói nhu cầu hội nhập của nền kinh tế giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc sẽ khiến Hà Nội không thể không cải cách thể chế.

Bà có nhận định trên trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 27/6, ngay sau khi Tổng cục Thống kê (GSO) công bố chỉ số tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm.

MỘT TRÍ THỨC DUY NGÔ NHĨ BỊ BỎ ĐÓI TRONG TÙ

Thụy My - RFI
26-6-2014

Luật sư của Ilham Tohti, một trí thức uyên bác người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam từ tháng Giêng và buộc tội « ly khai » hôm nay 26/06/2014 cho AFP biết, ông Tohti đã bị chính quyền Trung Quốc bỏ đói trong suốt 10 ngày.

Một lời kêu gọi trả tự do cho ông Ilham Tohti (tiếng Hoa : Y Lực Ha Mộc • Thổ Hách Đề) đang được lưu hành trên mạng Twitter.

Nhà kinh tế Ilham Tohti được nhiều người biết đến qua việc tố cáo nạn đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, tộc người chiếm đa số ở Tân Cương. Cuối tháng Hai, ông bị cáo buộc « ly khai », một tội danh có mức án rất nặng thậm chí tử hình.

VÌ SAO KINH TẾ VIỆT NAM QUÁ KHÓ ĐỂ THOÁT TRUNG

Thụy My - RFI
26-6-2014

« Thoát Trung », đó là cụm từ mới xuất hiện rất nhiều trên mặt báo chính thống cũng như trên các mạng xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây, đặt ra một vấn đề lớn mà lâu nay hầu như nan giải. Không chỉ chính trị bị ảnh hưởng nặng nề từ « Thiên triều », mà nền kinh tế đang lệ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc, cũng hết sức chật vật khi muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người láng giềng khổng lồ tham lam, nhiều thủ đoạn ở phương Bắc.

Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn, 18/05/2014

RFI Việt ngữ đã đặt vấn đề này với nhà bình luận đồng thời là tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Saigon.

RFI : Vào những ngày này người dân Việt Nam đang sống trong khung cảnh các giàn khoan Trung Quốc vẫn đều đặn tiến chiếm vùng lãnh hải của mình. Nhưng dư luận trong nước cũng đang dậy lên những tiền đề cho một phong trào “Thoát Trung”. Anh có chia sẻ với ý tưởng này không?

LÝ HIỂN LONG: "KHÔNG NÊN CỨ MẠNH LÀ ĐÚNG"

26-6-2014
Ông Lý Hiển Long thăm Hoa Kỳ và trả lời cử tọa tại một viện nghiên cứu quốc tế

Thủ tướng Singapore vừa phát biểu khi đến thăm Hoa Kỳ rằng tại Biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết “dựa trên luật quốc tế chứ không phải ý tưởng cứ mạnh là đúng”.

Trong cuộc đối thoại có cả sự tham gia của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden hôm 25/6/2014 ở Washington DC, ông Lý Hiển Long đã trả lời câu hỏi về vai trò của Trung Quốc trong tranh chấp ở vùng biển Đông Nam Á.

ĐI DƯỚI BÓNG ĐÈ CỦA GÃ KHỔNG LỒ

David O. Dapice, Vũ Thành Tự Anhthesaigontimes
26-6-2014

(TBKTSG) - Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính.

Sắt thép là một trong10 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu lớn từ Trung Quốc. Ảnh: TL.

Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một gia tăng, nhiều người đã đề cập tới nguy cơ Trung Quốc cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Thậm chí, một số người còn cho rằng việc Việt Nam chần chừ, chưa khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là do e ngại nguy cơ bị Trung Quốc cấm vận.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

VỠ 16 CHỮ TÌNH...





Ôi 16 chữ Vàng giờ đây tan vụn !!!
Tàu Bựa xem thường luật pháp thế giới .
Chua cay chuyện Tình vỡ ...!?

Dựng Youtube : hungduong

PHONG TRÀO ĐỘC LẬP VÀ SỰ PHÂN RÃ TRUNG QUỐC

24-6-2014

Hợp rồi tan tan rồi hợp. Đó là quy luật của tự nhiên và xã hội.

Gần đây nhất, Liên bang Xô viết thành lập năm 1922 và tan rã năm 1991.

Năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, sáp nhập Tây Tạng Tân Cương Nội Mông trở thành quốc gia có diện tích lớn thứ ba thế giới.

Và hiện nay, nỗi sợ hãi lớn nhất của nhà cầm quyền Trung Quốc là sự tan rã.

Trung Quốc đang đối mặt với phong trào đòi độc lập, ngày một mạnh mẽ, của các khu vực sau đây.

TRÌNH BÀY CỦA TED OSIUS TRƯỚC ỦY BAN QUAN HỆ QUÔC TẾ / THƯỢNG VIỆN HOA KỲ - VỀ VIỆC BỔ NHIỆM ÔNG LÀM ĐẠI SỨ HOA KỲ TẠI VIỆT NAM

Liêm Nguyễndrliemnguyen
17-6-2014
Ted Osius
Kính thưa  ngài Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban Đối ngoại. Thật là một niềm vinh dự cho tôi để được trình bày với các ngài ở đây, với tư cách là người được Tổng thống bổ nhiệm vai trò Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 Tôi cũng rất vui với sự hiện diện của các thành viên gia đình và bạn bè tôi hôm nay. Tôi xin cảm ơn ngài thượng nghị sỹ bang Maryland đã đồng ý làm chủ tịch uỷ ban, và tất cả các thành viên của uỷ ban đã xem xét sự bổ nhiệm này.

100 TRIỆU VIEW VÀ VÀI LỜI KÍNH CÁO

Nguyễn Quang Lậpbolapquechoa
26-6-2014

Saigon ĐiểmTin CHÚC MỪNG BỌ LẬP ĐÃ PHỤC VỤ ĐƯỢC NHIỀU BẠN ĐỌC – 100 TRIỆU VIEW.- Cũng chia sẻ luôn 10 nổi nhục rất danh tiếng nầy dưới đây.
Chúc B
ọ Lập sức khỏe.


100 triệu view đến từ hôm qua, ngày 25/6, sau 3 năm bọ Lập vào Sài Gòn. Khi vào Sài Gòn Quê Choa chỉ có 7 triệu view, bọ Lập tính đến 10 triệu view thì cho Quê Choa đóng cửa vì quá mệt mỏi và mất thời gian. Mệt mỏi và mất thời gian cũng  không đáng sợ, đáng sợ nhất là phải sống trong sợ hãi. Nhưng rồi chẳng những bọ Lập không đóng cửa Quê Choa mà còn mở rộng đề tài và nội dung khiến số view tăng vọt, chỉ trong ba năm nó đã đạt con số 100 triệu view.

Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng ( trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ Phan Châu Trinh: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Đó là lời kêu gọi luôn đúng cho mọi thời, thời này càng đúng đắn và khẩn thiết. 

100 năm trước của cụ Phan Chu Trinh và ngày hôm nay của chúng ta 10 nỗi nhục sau đây không có gì thay đổi:

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

BẢN ĐỒ MỚI CỦA TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH THÊM CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG

26-6-2014

Trung Quốc vừa công bố một bản đồ quốc gia chính thức mới, khẳng định thêm chủ quyền của nước này trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, vào lúc căng thẳng giữa Bắc Kinh với Hà Nội gia tăng do vụ giàn khoan.

Bản đồ mới, vẽ theo chiều dọc của Trung Quốc DR

Trong các bản đồ trước đây do chính phủ Bắc Kinh xuất bản, Trung Quốc cũng đã khẳng định chủ quyền trên hầu hết vùng Biển Đông, nhưng phần bản đồ Biển Đông chỉ được đặt ở một góc, để cho phần lãnh thổ còn lại của Trung Quốc có thể nằm gọn trong tấm bản đồ, được in theo chiều ngang.

BẮC KINH NỖ LỰC BỊT MIỆNG GIỚI TRUYỀN THÔNG TRANH ĐẤU

25-6-2014

Về thời sự Châu Á, Libération hôm nay có bài « Trung Quốc, ‘‘bức trường thành câm lặng’’ », ghi nhận tình trạng nhân quyền tiếp tục xấu đi trầm trọng tại nước này, với việc Bắc Kinh có một loạt biện pháp và hành động nhằm gia tăng đàn áp các luật sư, nhà báo, nhà tranh đấu… từ nhiều tuần nay.
Trung Quốc cấm nhà báo lập trang web cá nhân. Trong ảnh là hình nhà báo Cao Du, người bị bắt hồi tháng 4/2014. REUTERS

Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo số một Trung Quốc, là người trực tiếp đưa ra chủ trương này, ông ta đang « nỗ lực dựng lên một bức trường thành để bịt miệng tất cả », như ghi nhận của một phóng viên Trung Quốc xin ẩn danh.

TRUNG CỘNG KHÓ THOÁT KHỎI THIÊN LA ĐỊA VÕNG CỦA HOA KỲ

Trúc Giang - vietbao
posted : 23-6-2014

image

1 - Mở bài

Tại hội nghị Đối Thoại Shangri-La, Singapore, hồi đầu tháng 6 năm 2012, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã tiết lộ, một số vũ khí mới sẽ được triển khai tại châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược “Tái cân bằng lực lượng quân sự” của Tổng Thống Barack Obama.

SẼ KHÔNG CÒN "KHÓ NÓI, NGHẸN LỜI", " HOANG MANG, THẤT VỌNG"

Bùi Hoàng Tám - chieulang
26-6-2014

Chợt thấy thương thương Quốc hội!
Kỳ họp có hai vấn đề lớn và nóng bỏng là Biển Đông và sửa việc lấy phiếu tín nhiệm thì Biển Đông không ra được Nghị quyết, lấy phiếu tín nhiệm thì bị hoãn.
Thành công lớn nhất của kỳ họp này có lẽ là thông qua luật... mang thai hộ.
Chợt thấy thương thương Quốc hội! - Bùi Hoàng Tám 

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Còn nhớ cách đây mấy hôm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã đề nghị tha thiết: “Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông, tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri. Còn phía dư luận thế giới sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”.

THƯ CẢNH BÁO CỦA NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG VỀ DẤU HIỆU GIỚI ĐẤU TRANH DÂN CHỦ CÓ THỂ BỊ ĐẦU ĐỘC

Phạm Chí Dũng - nguoilotgach
26-6-2014

Hàng ngàn công nhân ở Thanh Hóa bị ngộ độc trước ngày biểu tình chống Trung Quốc.
(hình ảnh mang tính minh họa)

Đã và đang xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm tính mạng đối với những người đấu tranh dân chủ và chống Trung Quốc. Gần đây, một số nhân chứng cho biết đã bị ngộ độc chỉ sau một ngày được “người lạ” mời nước uống. Hiện trường tình nghi bị đầu độc như thế có thể diễn ra ở sân bay, ở một số địa điểm giải trí và ẩm thực, thậm chí không loại trừ ngay tại đồn công an.

DÂN CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa - RFA
25-6-2014

000_Hkg9227925-305.jpg
Hình minh họa chụp tại TPHCM hồi tháng 11/2013
Từ mấy năm qua, dư luận chứng kiến một nghịch lý tại nhiều nơi, như Miến Điện, Thái Lan hay Trung Quốc về mối quan hệ giữa hai phạm trù dân chủ và phát triển với một kết luận được nhiều người cho là chân lý. Đó là dân chủ chưa chắc đã có lợi cho phát triển kinh tế, ít ra tại các nước chưa qua giai đoạn công nghiệp hóa như các nước Tây phương. Mục Diễn đàn Kinh tế lần lượt phản bác "chân lý" đó qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

TRANH CHẤP CĂNG THẲNG KHIẾN LÁNG GIỀNG TRUNG QUỐC XÍCH LẠI GẦN NHAU

C.MinhBizLIVE
26-6-2014

BizLIVE - Philippines tuần này ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản về quyền hạn quân sự rộng lớn hơn của nước này. Đây là động thái mới nhất từ các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc để đoàn kết chống lại hành động ngày càng quyết liệt của nước này ở vùng Biển Đông và Nam Trung Hoa, theo VOA.
Tổng thống Philippines Aquino tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Dinh Tổng thống Malacanang ở Manila, Philippines, 21/5/2014. Ảnh AP

Vào lúc Bắc Kinh tiếp tục khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn ở Biển Đông, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đang tăng cường quan hệ về quân sự và ngoại giao với nhau.

Nhà nghiên cứu Ely Ratner thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nói rằng ba nước nói trên đang gác lại xung đột lịch sử với nhau để phản ứng trước sự hung hăng liên tục của Trung Quốc.

"Không có gì nghi ngờ rằng các nước trong khu vực cùng cảm thấy lo sợ về những gì họ xem là kiểu hành vi ngày càng quyết liệt của Trung Quốc từ biển Đông Trung Hoa xuống Biển Đông," ông Ratner nói.

Phản ứng khu vực

Vào tháng Năm, Trung Quốc di chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Một vài tuần sau đó, binh sĩ Việt Nam và Philippines dành một ngày giao lưu trên một hòn đảo tranh chấp - không bên nào khẳng định vị thế thống trị, nhưng cả hai đều đoàn kết chống lại sức mạnh xâm lấn của Trung Quốc.

Sau đó, trong một chuyến thăm chính thức Nhật Bản hồi đầu tuần này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino công khai ủng hộ kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe mở rộng quyền hạn quân đội Nhật Bản, cho phép Tokyo hỗ trợ các đồng minh bị tấn công.

"Nhật Bản là một đối tác chiến lược của Philippines," ông Aquino nói. "Vì thế trọng trách của chúng ta là đối thoại liên tục khi chúng ta cùng đối mặt với tình hình biến đổi trong môi trường an ninh khu vực của chúng ta."
Để mở rộng quyền hạn của quân đội, đầu tiên ông Abe phải có được sự chấp thuận từ đảng Tân Komeito, đối tác liên minh của đảng ông.

Nhưng gần hai phần ba cử tri Nhật Bản phản đối hiểu lại Điều 9 Hiến pháp, theo một cuộc thăm dò được tờ báo hàng đầu của Nhật Bản Asahi Shimbun công bố vào tháng Tư vừa qua.

"Có một vấn đề mà tôi nghĩ rằng Thủ tướng Abe gặp phải khi tìm cách thuyết phục người dân của mình, và rồi tất nhiên là khi giải thích cho khu vực," bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói.

Trong khi đó Tokyo, cùng với Mỹ, đã cam kết giúp Việt Nam và Philippines nâng cấp tàu tuần tra trên biển của họ.

Không lùi bước

Nhưng Trung Quốc không tỏ dấu hiệu lùi bước. Tại hội nghị ở Myanmar vào tháng Năm vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn nói với các đối tác khu vực rằng nước ông mong muốn một giải pháp thông qua đàm phán ở Biển Đông, nhưng đa phương hóa không thể giải quyết vấn đề.

Và lập trường này có phần chắc sẽ không thay đổi, theo bà Glaser.

"Trung Quốc tin rằng những nước khác quá lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế nên sẽ không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc hoặc không làm vậy trong một khoảng thời gian dài và rồi sẽ nhân nhượng lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng họ có lợi thế về mặt thời gian," bà Glaser nói.

Nhà nghiên cứu Ratner nói rằng Bắc Kinh có thể đang tính toán sai lầm.

"Tôi nghĩ mọi người thường cho là chiến tranh hoặc xung đột không thể xảy ra ở châu Á vì các nền kinh tế này là quá phụ thuộc vào nhau. Nhưng khi động tới những vấn đề chính trị và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ thì thường là những cân nhắc đó bị gạt ra ngoài."

Ông Ratner lưu ý rằng Đức và Anh vốn là những đối tác thương mại quan trọng trước Thế chiến thứ nhất.

C.Minh

ĐẢNG CSVN NÊN LÀM GÌ VỚI "BỐN KHÔNG ĐƯỢC" CỦA BẮC KINH

Hoàng Mai - boxitvn
25-6-2014

Ngày 18.6.2104, cựu Bộ trưởng Ngoại giao China, ông Dương Khiết Trì (Yang Jiéchí), Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan, có chuyến công cán tại Việt Nam.

Trong khi còn chưa tiến hành hội đàm với phía Việt Nam, thì ở bên nước Tàu, vào tối 17.6, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của China, đã ra “mệnh lệnh” gửi tới Hà Nội về cái gọi là “bốn không được”, với giọng điệu rất trịch thượng, hống hách.

Với tiêu đề: “Việt Nam và “bốn không được”, kẻ biết thời thế mới là tuấn kiệt”(1), đăng trên Tân Hoa Xã, được báo điện tử vtc.vn lược dịch như sau:

GIẢM LỆ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO

TRẦN VINH DỰ, ĐINH TẤN NGHĨA - TUOITRE
19-6-2014

TTCT - Việc giảm thiểu các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc có giúp gì cho Việt Nam trong vấn đề khẳng định và xác lập chủ quyền thực tế của Việt Nam trên biển Đông hay không? Câu trả lời là không.

Sản xuất cơ khí tại Công ty cổ phần cơ khí Điện lực, Hà Nội - Ảnh: Cấn Dũng
Những năm gần đây, sự hiện diện của Trung Quốc ở Việt Nam có hai mặt đặc biệt quan trọng. Về kinh tế, họ là một đối tác ngày càng lớn của Việt Nam, xét cả về mặt thương mại và đầu tư, và xu thế nổi bật nhất trong quan hệ kinh tế hai nước là vấn đề nhập siêu đặc biệt lớn của Việt Nam.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

KIỆN TRUNG QUỐC, VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ NGAY CẢ KHI THUA?

Mặc Lâm - RFA
24-6-2014

 000_Hkg9862437-305.jpg
Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp với VN ở Biển Đông hôm 14 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO / HOANG DINH NAM
Câu chuyện có nên kiện Trung Quốc hay không khi nước này ngày một lấn chân sâu hơn vào chủ quyển biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là việc giàn khoan HD 981. Mặc Lâm trình bày lại những ý kiến mà các chuyên gia về Biển Đông cũng như công pháp quốc tế phát biểu về vấn đề này.

Uy tín quốc gia

Vấn đề Việt Nam có nên kiện Trung Quốc hay không vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối vì khi một vụ kiện xảy ra khả năng thắng hay thua mỗi bên không ai biết trước được vì còn tùy theo các yếu tố có chứng minh là thỏa đáng và thuyết phục tới mức nào.

TỰ THIÊU PHẢN ĐỐI GIÀN KHOAN HD 981

Ngoc lan - Nguoi-Viet.com
23-6-2014

SGDT : Thế là đã có hai người tự thiêu, tự hiến dâng thân mình để bảo vệ Tổ Quốc : bà Lê Thị Tuyết Mai (tại sài gòn, Việt Nam) và ông Hoàng Thụ (tại Florida, Mỹ). Những cái chết ấy không làm sát thương bất cứ ai. Nó là tiếng nói bất bạo động, thiêng liêng của lương tâm và lẽ phải, vượt lên trên mọi toan tính đời thường. Dân tộc ngưỡng vọng và cầu nguyện cho hai linh hồn. Thế mới biết trách nhiệm của những người lãnh đạo nặng nề biết bao, trước sự sống, trước những linh hồn và trước lịch sử !.

Lời cuối với vợ trước khi tự thiêu: 
“Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.”

WESTMINSTER (NV) - “Ba tôi mất vào lúc 1 giờ 45 phút sáng nay, Thứ Hai, 23 Tháng 6, 2014, tại bệnh viện Tampa General Hospital vì vết bỏng quá nặng.” Chị Hoàng Thục Oanh, con gái của ông Hoàng Thu, người đàn ông tự thiêu tại Florida vào sáng Thứ Sáu vừa qua, nói với phóng viên Người Việt qua điện thoại.

Ông Hoàng Thu, người tự thiêu tại Tampa, Florida vào sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu, 2014, với tâm thư để lại "Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.” 
(Hình: Gia đình cung cấp)

NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG HỘI LUẬN VỚI GS CARL THAYER VÀ NGƯỜI VIỆT Ở ÚC

24-6-2014

Ngày 14/6/2014, một cuộc hội luận về chủ đề TPP và Biển Đông đã được Đài SBTN Úc châu tổ chức. Tham gia cuộc hội luận này có giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Úc, đại diện cộng đồng người Việt ở đất nước những chú chuột túi Kangaroo, và nhà báo Phạm Chí Dũng từ dân tộc đang phải hứng chịu tủi nhục bởi Trung Quốc.
Dưới đây là phần diễn đạt của nhà báo Phạm Chí Dũng trong tương tác với các vấn đề đặt ra từ người điều phối chương trình SBTN – luật sư Nguyễn Văn Thân – và các diễn giả khác.
- LS Nguyễn Văn Thân: Chúng tôi xin trân trọng đón chào TS Phạm Chí Dũng là một nhà báo tự do ở Việt Nam, và tuy câu hỏi đặt ra là thái độ của người Việt hải ngoại nên như thế nào đối với khuynh hướng thương thảo của nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay về vấn đề TPP, tuy nhiên chúng tôi muốn được lắng nghe ý kiến của nhà báo Phạm Chí Dũng, là đối với anh thì các cộng đồng người Việt hải ngoại nên có thái độ như thế nào và vấn đề Việt Nam thương thảo để vào TPP gồm những phần nào ?

CĂNG THẲNG Ở BIỂN ĐÔNG THỂ HIỆN SỰ MONG MANH CỦA CHẾ ĐỘ TRUNG QUỐC

25-6-2014
Tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm và phun vòi rồng. 
(ảnh: Đức Hạnh - Cảnh sát biển)

Trung Quốc trong thời gian gần đây đã gây căng thẳng với hầu hết các láng giềng, từ Nhật Bản cho đến Việt Nam, Philippines. Trả lời nhật báo Công giáo La Croix ngày 16/06/2014, chuyên gia Pháp Valérie Niquet, đứng đầu bộ phận châu Á của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược FRS (Fondation pour la Recherche stratégique) nhận định : Chế độ Bắc Kinh - bị suy yếu từ bên trong - đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc và tham vọng bá quyền trên biển để lấy lại tính chính đáng. Chiến lược này, theo bà, không phải là không có rủi ro.

Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn :

La Croix : Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông có chính đáng hay không ?

PHILIPPINES, NHẬT BẢN TÁI KHẲNG ĐỊNH CAM KẾT HỢP TÁC QUỐC PHÒNG

25-6-2014
Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo, ngày 24/6/2014.

Kế hoạch của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm tăng cường vai trò của quân đội nước ông ở nước ngoài đã nhận được sự ủng hộ của Philippines.

Thông báo bày tỏ ủng hộ được loan báo ngày hôm nay tại một cuộc họp ở Tokyo giữa ông Abe với Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

ĐÃ RÁCH TẤM DA LỪA HỮU NGHỊ

24-6-2014

Đảng Cộng sản Việt Nam lâu nay theo đuổi chính sách tránh đối đầu với Trung Quốc, và đã cố gắng uốn mình xây dựng tình hữu nghị bền vững lâu dài với Trung Quốc, bằng những phương châm “đậm đà” tình nghĩa, và trung thành học tập, làm theo như một người bạn cố tri
clip_image001
Việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị chiếm đóng 1974, là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Nhưng chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ thời Mao đến Đặng, đến Tập đã khẳng định không giấu giếm tham vọng của mình, là muốn phủ bóng cai trị của họ lên toàn vùng Đông Nam Á, mà Việt Nam là một trọng điểm chiến lựợc họ cần phải bước qua.

KIỆN TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG: LỢI NHIỀU HƠN HẠI

23-6-2014

Sau khi đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi Biển Đông vào đầu tháng 05/2014, Trung Quốc duy trì thái độ cứng rắn. Ngoài các hành vi đe dọa Việt Nam tại vùng tranh chấp, Bắc Kinh còn cử lãnh đạo ngành ngoại giao đến Hà Nội để đòi Việt Nam không được cản trở hoạt động của giàn khoan và nhất là không được phản đối hành vi đơn phương của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Quần đảo Hoàng Sa chụp từ máy bay trinh sát - DR

Theo các chuyên gia phân tích, trong thế yếu về mặt quân sự, biện pháp tốt nhất hiện nay mà Việt Nam có thể tiến hành để ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, là kiện Bắc Kinh ra trước các định chế tài phán quốc tế, và đưa vấn đề Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực bằng giàn khoan HD-981 ra trước Hội đồng Bảo an cũng như Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

THƯ YÊU CẦU TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRẢ LỜI KIỆN (HAY KHÔNG KIỆN) TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG

23-6-2014

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***----

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2014
THƯ YÊU CẦU

Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện Điều 4 Hiến pháp 2013, chỉ đạo Nhà nước kiện (hay không kiện) Trung Quốc về biển Đông

Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng -  Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)

Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: ”Đảng Cộng sản Việt Nam … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

Như vậy, trước những vấn đề cực kỳ quan trọng của đất nước, ĐCSVN (mà ông là người đứng đầu) phải có quyết định và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước lịch sử về quyết định đó.

DÙ THẾ NÀO CŨNG PHẢI KIỆN TRUNG QUỐC

21-6-2014

TT - Đó là ý kiến của nhiều học giả quốc tế được trình bày trong hội thảo “Hoàng Sa - Trường Sa: sự thật lịch sử” và triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa: phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam” được tổ chức tại Đà Nẵng sáng 20-6.

Ông Renato DeCastro và ông Daniel Schaeffer trả lời phỏng vấn của báo chí liên quan đến những tuyên bố sai trái của Trung Quốc tại biển Đông vào sáng 20-6 - Ảnh: Đoàn Cường

Tham gia hội thảo có 100 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam.

Phải chơi bằng luật quốc tế

Mở đầu hội thảo, giáo sư Carlyle A. Thayer - Học viện Quốc phòng Úc - nói tranh chấp hiện nay về quyền và chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Việt Nam cần tranh thủ mạnh mẽ điểm này trong các trao đổi cấp chính phủ với Trung Quốc.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

MỘT NGƯỜI VIỆT Ở MỸ TỰ THIÊU PHẢN ĐỐI GIÀN KHOAN CỦA TQ Ở BIỂN ĐÔNG

Bradenton.com, Herald Tribune  - VOA

Cách đây một tháng, Bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh đã tử vong sau khi tự thiêu trước Dinh Thống Nhất để đòi Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.Cách đây một tháng, Bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh đã tử vong sau khi tự thiêu trước Dinh Thống Nhất để đòi Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Một người đàn ông gốc Việt ở bang Florida (Hoa Kỳ) tự thiêu để lại bút tích kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi hải phận Việt Nam ở Biển Đông.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

"CHỊ ĐI BIỂU TÌNH CÓ ĐƯỢC TIỀN KHÔNG ?”

Đàn Chim Việt


ĐCV : Ngày 19/6 vừa qua, chỉ chừng 100 người đi biểu tình mà cơ quan công an đã bắt đi khoảng 40. Dưới đây là đoạn thoại do nhân chứng đồng thời là nạn nhân của hành động đàn áp – chị Nguyễn Thúy Hạnh – ghi lại.
10394583_239882506211559_4887885234148883919_n
5h30 chiều 19/6/2014, tại đồn công an Lý Thái Tổ
- Tên chị là gì?
- Nguyễn Thúy Hạnh.
- Chị thường trú ở đâu?
- Phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Họ tên bố mẹ chị là gì?
- Này anh, tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, đủ tư cách tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình, yêu cầu các anh không được nhắc tên bố mẹ tôi ở đây nhé!