Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

PHẢI CHĂNG CHÍNH SÁCH CỦA TẬP CẬN BÌNH TẠI BIỂN ĐÔNG LÀ SAI LẦM

Lưu Việt - viethaingoai
04-07-2014

Trang tin Đa chiều (Hong Kong) cuối tuần qua đã có bài bình luận với tựa đề: “Chính sách của Tập Cận Bình đối với Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng”. Tác giả cho rằng, lãnh đạo Trung Quốc đã đánh giá sai tình hình ở Việt Nam và phản ứng của Việt N

Ngòi nổ sự kiện là do Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng
Các tàu Trung Quốc (màu trắng) đang chặn tàu Việt Nam (xanh) hoạt động trong vùng biển Việt Nam

Thứ nhất, ngòi nổ của sự kiện lần này là do Trung Quốc phá vỡ hiện trạng, tiến hành những hoạt động ở vùng biển tranh chấp. Thứ hai, sự kiện trên đã tác động đến các doanh nghiệp Hong Kong, Đài Loan cũng như doanh nghiệp Đông Nam Á khác, điều này sẽ khó tránh khỏi một số ý kiến chỉ trích của những phe cánh trong nội bộ Trung Quốc, và danh tiếng quốc tế của nước này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề nguy hiểm hơn ở chỗ, nếu sau này tình hình không được giải quyết một cách thỏa đáng, làn sóng chống Trung Quốc còn có thể lan ra một số quốc gia Đông Nam Á khác với các hành động nghiêm trọng theo kiểu Chủ nghĩa Hồi giáo hay Chủ nghĩa Dân tộc.
Chính phủ Tập Cận Bình đã có những nhận thức mất cảnh giác và không tỉnh táo đối với sự việc này, trong tranh chấp lãnh thổ đã không áp dụng phương thức hiệp thương đối thoại, thận trọng trong lời nói và hành động, mà còn mưu đồ manh động phá vỡ hiện trạng. Thậm chí một số người hiếu chiến còn cho rằng Việt Nam là một nước nhỏ, không có mối quan hệ chặt chẽ với châu Âu và Mỹ nên có thể ép Việt Nam.
Đúng như quan điểm của ông Lưu Nguyên, Trung Quốc vẫn ở trong giai đoạn cơ hội chiến lược, không thể tùy tiện kêu gọi chiến tranh. Chính phủ Trung Quốc cần phải thay đổi quan niệm, chấp nhận tầm quan trọng của việc cố gắng duy trì hiện trạng, đồng thời học hỏi tinh thần bên trong của luật pháp quốc tế, nhận thức lại chính xác các vấn đề do lịch sử để lại. Chỉ bằng cách giữ bình tĩnh, ra sức vận dụng trí tuệ, sự khôn ngoan, tìm kiếm phương thức văn minh hơn để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, mới là lối thoát duy nhất hiện nay.
Trước đây, trong quan hệ với Nhật Bản và Mỹ, việc Tập Cận Bình đơn phương manh động đã phải hứng chịu sự đáp trả nghiêm khắc từ phía đối phương, sau này thậm chí thái độ của Philippines còn cứng rắn hơn. Lần này trong quan hệ với Việt Nam, điều bất lợi lại xảy ra với Trung Quốc. Xem ra ngay cả một “Việt Nam bé nhỏ” cũng không dễ trêu chọc đến như vậy! 
Hành động “giống như cướp biển. Xấu hổ vì là người Trung Quốc”
Dư luận nhân dân Trung Quốc đã xuất hiện những tiếng nói hiểu biết, tôn trọng sự thật, ủng hộ lẽ phải, phê phán, không đồng tình với những luận điệu tuyên truyền bịa đặt, vu cáo của báo chí Trung Quốc.
Trên các trang diễn đàn mạng như Sohu, Sina cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến của người dân Trung Quốc thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình và phê phán thái độ của những phần tử cực đoan trong giới cầm quyền.Nhiều ý kiến bày tỏ nghi ngờ, không tin vào luận điệu tuyên truyền của chính quyền Bắc Kinh. Bạn đọc có nick Kuangyelangren viết trên mạng Sohu: “Sao tôi xem chương trình “Tin tức 360” thấy tàu Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng và tông húc vào tàu Việt Nam? Bạn Xianrenruyuan viết: “Chao ôi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cố ý làm ra vẻ ta vô tội. Thực ra tàu Việt Nam bị húc đến thảm. Phía ta toàn là tàu chiến hoán cải thành hải giám, sao có thể bó tay chịu húc? Vậy mà toàn thấy đưa tin “bị khiêu khích, bị bắt nạt”. Người Trung Quốc bình thường chỉ cần có chút đầu óc khẳng định đều không thể thấy lọt tai”.
Bạn đọc Baixue ở Thiên Tân viết: “Cảm giác của tôi: Trung-Việt đối đầu lần này là do phía ta (Trung Quốc) gây ra. CNOOC không khoan dầu ở đó thì sập tiệm hay sao? Gần đây Việt Nam không hề chơi xấu Trung Quốc. Nếu lần này xử lý không tốt rất có thể sẽ đẩy Việt Nam xa lánh… Nếu dư luận thế giới đều không ủng hộ Trung Quốc thì tình thế ngoại giao của Trung Quốc trở nên gay go”. Bạn đọc Jiubannongju ở Tứ Xuyên viết: “Chúng ta đang giống như cướp biển. Xấu hổ vì là người Trung Quốc”, “Trong khi bạo động trong nước đang khiến dân chúng lo lắng, chính quyền lại đi gây hấn với quốc gia khác”.
Trung Quốc chẳng có cơ sở nào để bảo vệ các lập luận của mình
Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, ngày 18/5, đã đăng bài bình luận rất đáng chú ý, bác bỏ tất cả luận điệu của phía Trung Quốc liên quan đến vụ Giàn khoan 981. Bài báo nhan đề “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông” của Philip Bowring, một nhà báo, chuyên gia bình luận đang sống và làm việc tại Hong Kong. Philip Bowring nói rằng hành động hiện nay của Trung Quốc đối với các nước láng giềng ở Biển Đông là sự gây hấn, ngạo mạn, đồng thời có vẻ theo chủ nghĩa sôvanh Đại Hán và chủ nghĩa vị chủng. Chẳng những không phải là một sự thể hiện niềm tự hào dân tộc, mà nó đang đặt cho chủ nghĩa yêu nước của Trung Quốc một cái tên tồi tệ. Những người Hong Kong yêu nước nên nhận ra điều đó, bởi vì nó là một thủ đoạn nguy hiểm.
Bắc Kinh không chỉ để lộ ra những chiếc răng nanh bành trướng đối với Việt Nam và Philippines, mà giờ đây điều đó còn tiếp tục diễn ra trong việc làm thay đổi lập trường của Indonesia, từ một nước cố gắng hành động như một nhà hòa giải giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ở Biển Đông, trở thành đối thủ của Trung Quốc. Bằng chứng là hai lần trong những tháng gần đây, Indonesia đã cáo buộc Trung Quốc tuyên bố yêu sách một phần quần đảo Natuna của họ. Nói về “trỗi dậy hòa bình” mà làm gì khi gây sự với các nước láng giềng chỉ có hơn 400 triệu dân mà anh cho là yếu đuối.
Tất cả những đòi hỏi biển của Trung Quốc trong đường 9 đoạn đều vươn xa hơn 1.000 dặm so với bờ biển của tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam tới tận đảo Borneothuộc Malaysia, Indonesia và Brunei, và bao gồm hầu hết vùng biển của Việt Nam và  Philippines. Đòi hỏi này bao gồm hơn 90% của biển này (Biển Đông), mặc dù Trung Quốc, bao gồm cả Đài Loan, chỉ chiếm 20% chiều dài của toàn bộ bờ biển (của Biển Đông).
Cơ sở của đòi hỏi này dựa vào lịch sử đã cố tình bỏ qua chính sự tồn tại của các dân tộc khác và lịch sử của họ- đi biển và buôn bán 2000 năm trước. Người Indonesia đã đến tận châu Phi và chiếm Madagascar làm thuộc địa 500 năm trước khi Trịnh Hòa đặt chân tới đó. Đến lượt mình, các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu từ Ấn Độ và thế giới Hồi giáo hơn là từ Trung Quốc.
Trường hợp Philippines, Scarborough cách Luzon (của  Philippines) 200 km, trong khi cách Trung Quốc 650 km. Sự đòi hỏi Bãi Vành Khăn (Half Moon Shoal) thậm chí còn ngang ngược hơn. Bãi đá đó cách đảo Palawan (của Philippines) 110 km, trong khi cách Trung Quốc 1500 km.
Trong trường hợp liên quan đến Việt Nam, với việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển phía đông Đà Nẵng, Trung Quốc có rất ít cơ sở lý lẽ để bảo vệ, mặc dù cho rằng Trung Quốc hiện tại chiếm đóng các đảo Hoàng Sa, và lập luận rằng điểm khai thác gần Hoàng Sa hơn là gần Việt Nam. Nhưng bản thân các đảo này từ lâu là nơi hai bên tranh chấp, chẳng qua Trung Quốc xâm chiếm chúng từ năm 1974 mà thôi.
Nhưng chúng không bao giờ được giải quyết, nó tạo ra một trường hợp rất khó bảo vệ nếu cho rằng nó cũng có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý như Việt Nam. Lịch sử cho thấy bờ biển (Việt Nam ngày nay) là trung tâm của một quốc gia thương mại là Chàm, trong 1000 năm là một nơi buôn bán hàng đầu trong khu vực.
Thực tế  cho thấy những đòi hỏi mơ hồ từ thời Quốc Dân đảng cũng không có cơ sở gì. Cũng tương tự như lập luận  rằng các vương quốc trong khu vực đã từng triều cống Bắc Kinh. Bởi vì đối với các quốc gia thương mại, triều cống là một hình thức nộp thuế cho việc buôn bán với Trung Quốc, chứ không có ý nghĩa gì về chủ quyền Trung Quốc./.
Lưu Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét