Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

NHÂN VẬT HOA LỤC QUYỀN LỰC NHẤT HONG KONG LÀ AI?

02-10-2014

Muốn biết cục diện tình hình Hong Kong đến đâu, người cần phải được “tiếp cận” và theo dõi là Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming, ảnh). Đây thật sự là “nhiếp chính đại quan” nấp sau tấm trướng tác động đến chính trường Hong Kong. Vài tháng sau khi Lương Chấn Anh ngồi ghế đặc khu trưởng, tháng 12-2012, Trương Hiểu Minh được đưa sang Hong Kong với vị trí giám đốc Phòng liên lạc chính phủ trung ương (“Trung Ương Nhân Dân Chánh Phủ Trú Hương Cảng đặc biệt hành chánh khu liên lạc biện công thất), đại diện Hoa lục xử lý các vấn đề “nội chính” Hong Kong. Nói cách khác, Trương Hiểu Minh là nhân vật Hoa lục quyền lực nhất nơi này.

Hạn chế tối đa xuất hiện trước công chúng, Trương Hiểu Minh cũng ít khi gặp gỡ giới chính trị gia Hong Kong. Mãi cho đến tháng 8-2014, Trương Hiểu Minh mới “ăn trưa” với các thành viên Hội đồng Lập pháp Hong Kong (LegCo). Đó là lần đầu tiên mà một viên chức Phòng liên lạc chính phủ trung ương gặp toàn bộ thành viên LegCo kể từ 1997. Nội dung buổi gặp, theo Global Times, là nhắc LegCo “nghiêm túc tôn trọng” nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế”; đồng thời gửi một thông điệp rằng mọi ứng cử viên cho bộ máy hành chính Hong Kong sẽ phải được “xem xét” trước (từ của Global Times). “Không dùng cái sàng, làm sao chúng ta có thể đãi được hạt giống tốt?” - Trương nói.

Reuters (11-9-2014) đã miêu tả chi tiết hơn về cuộc gặp ngày 19-8-2014. Trong căn phòng lót thảm kem, với những bức thủy mặc và một bình phong lan tím, Trương Hiểu Minh tiếp giới chính trị Hong Kong trong bầu không khí căng thẳng. Khi nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Lương Diệu Trung (Leung Yiu-chung) hỏi rằng Bắc Kinh có đồng ý để bất kỳ nhà dân chủ nào ngồi ghế đặc khu trưởng hay không, Trương Hiểu Minh, 51 tuổi, vận vest đen và thắt càvạt sọc xanh dương, đã đốp ngay một câu rất sấc: “Cái thực tế mà các ông ĐƯỢC PHÉP ĐỂ CHO SỐNG đã cho thấy tính chất bao gồm toàn diện của quốc gia”. “Tính toàn diện bao gồm” này là gì, nếu không phải là sự khước từ bất kỳ thái độ chính trị nào không phù hợp với hình mẫu mà Bắc Kinh “cho phép”? Không đầy hai tuần sau, ngày 31-8, Thường vụ Quốc hội Trung Quốc tuyên bố bất kỳ ứng cử viên nào tranh cử ghế đặc khu trưởng 2017 phải được ủng hộ đa số từ tiểu ban đề cử gồm 1.200 thành viên mà chắc chắn trong đó hầu hết là “chính trị gia hàng gài”.

Luật chơi mới đã đi ngược với chính những gì mà Đặng Tiểu Bình phát biểu tháng 6-1984: “Chúng tôi đã nói nhiều lần là, sau khi Trung Quốc tái thực hiện chủ quyền đối với Hong Kong năm 1997, các hệ thống kinh tế xã hội hiện tại của Hong Kong sẽ không thay đổi, hệ thống luật pháp về cơ bản không thay đổi…. Chúng tôi cũng nói nhiều lần là, ngoài việc đóng quân ở đó, Bắc Kinh sẽ không chỉ định giới chức lãnh đạo bộ máy chính quyền đặc khu. Chúng tôi đóng quân ở đó để bảo vệ an ninh quốc gia chứ không phải can thiệp nội chính Hong Kong. Các chính sách của chúng tôi liên quan Hong Kong sẽ không thay đổi trong 50 năm và chúng tôi nói điều này một cách nghiêm túc” (nguồn The Shanghaiist)…. Lý Trụ Minh (Martin Lee), thành viên sáng lập Đảng Dân chủ Hong Kong, người từng giúp soạn Luật Cơ bản, thuật rằng, hồi gặp Đặng tại Đại sảnh đường Nhân Dân ngày 16-4-1987, ông đã được Đặng “nói rất nhiều điều và một trong những điều đó là, nếu 50 năm chưa đủ thì các ông (Hong Kong) có thể có thêm 50 năm nữa”. Bây giờ, chỉ mới 17 năm, đi chưa được nửa chặng, hậu bối Tập Cận Bình đã làm bỉ mặt cố lão tiền nhân họ Đặng.

Trong lễ quốc khánh Trung Cộng sáng qua, South China Morning Post (2-10-2014) cho biết, Trương Hiểu Minh lại phát biểu một câu rất sấc khi được hỏi về cuộc biểu tình dân chủ: “(Thì cứ coi như) Mặt trời vẫn mọc như thường lệ đi”. Phản ứng trước câu nói trên, Trần Kiện Dân (Chan Kin-man), người đồng sáng lập phong trào Chiếm lĩnh Trung hoàn, bày tỏ: “Thành thật mà nói thì cho dù mặt trời vẫn mọc, chúng tôi cũng chẳng thấy ấm. Mây đen đang vần vũ trên đầu chúng tôi, đặc biệt hai năm qua, từ khi Lương Chấn Anh nắm quyền”.

Đám mây đen đã được cảm nhận ngày càng rõ đối với người Hong Kong. Trong một status hôm qua, thông tín viên CNN Kristie Lu Stout kể: “Tan trường. Đứa con 5 tuổi của tôi giải thích về Occupy Central: Dân chúng giận dữ vì họ không muốn Trung Quốc làm ông chủ của Hong Kong”. Làm thế nào mà một đứa bé 5 tuổi có thể cảm nhận được điều đó? Trương Hiểu Minh có thể thấy rằng mình đang chứng kiến một môi trường dân chủ và giáo dục dân chủ ăn sâu vào xã hội đời sống Hong Kong, đến mức một đứa bé mới 5 tuổi đã có thể bày tỏ sự không hài lòng đối với một trực trạng chính trị kiềm kẹp mà trong mắt của nó có thể giống như một sự đàn áp, tương tự cảnh một người lớn dùng bạo lực áp đặt và bắt nạt trẻ nhỏ? Dân chủ và ý thức dân chủ Hong Kong dường như rộng và lớn hơn nhiều những gì mà Trương Hiểu Minh có thể thấy và Bắc Kinh có thể hiểu - so với một đứa bé 5 tuổi hay với một thiếu niên 17 tuổi như Hoàng Chi Phong.

Muốn biết cục diện tình hình Hong Kong đến đâu, người cần phải được “tiếp cận” và theo dõi là Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming, ảnh). Đây thật sự là “nhiếp chính đại quan” nấp sau tấm trướng tác động đến chính trường Hong Kong. Vài tháng sau khi Lương Chấn Anh ngồi ghế đặc khu trưởng, tháng 12-2012, Trương Hiểu Minh được đưa sang Hong Kong với vị trí giám đốc Phòng liên lạc chính phủ trung ương (“Trung Ương Nhân Dân Chánh Phủ Trú Hương Cảng đặc biệt hành chánh khu liên lạc biện công thất), đại diện Hoa lục xử lý các vấn đề “nội chính” Hong Kong. Nói cách khác, Trương Hiểu Minh là nhân vật Hoa lục quyền lực nhất nơi này. 

Hạn chế tối đa xuất hiện trước công chúng, Trương Hiểu Minh cũng ít khi gặp gỡ giới chính trị gia Hong Kong. Mãi cho đến tháng 8-2014, Trương Hiểu Minh mới “ăn trưa” với các thành viên Hội đồng Lập pháp Hong Kong (LegCo). Đó là lần đầu tiên mà một viên chức Phòng liên lạc chính phủ trung ương gặp toàn bộ thành viên LegCo kể từ 1997. Nội dung buổi gặp, theo Global Times, là nhắc LegCo “nghiêm túc tôn trọng” nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế”; đồng thời gửi một thông điệp rằng mọi ứng cử viên cho bộ máy hành chính Hong Kong sẽ phải được “xem xét” trước (từ của Global Times). “Không dùng cái sàng, làm sao chúng ta có thể đãi được hạt giống tốt?” - Trương nói. 

Reuters (11-9-2014) đã miêu tả chi tiết hơn về cuộc gặp ngày 19-8-2014. Trong căn phòng lót thảm kem, với những bức thủy mặc và một bình phong lan tím, Trương Hiểu Minh tiếp giới chính trị Hong Kong trong bầu không khí căng thẳng. Khi nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Lương Diệu Trung (Leung Yiu-chung) hỏi rằng Bắc Kinh có đồng ý để bất kỳ nhà dân chủ nào ngồi ghế đặc khu trưởng hay không, Trương Hiểu Minh, 51 tuổi, vận vest đen và thắt càvạt sọc xanh dương, đã đốp ngay một câu rất sấc: “Cái thực tế mà các ông ĐƯỢC PHÉP ĐỂ CHO SỐNG đã cho thấy tính chất bao gồm toàn diện của quốc gia”. “Tính toàn diện bao gồm” này là gì, nếu không phải là sự khước từ bất kỳ thái độ chính trị nào không phù hợp với hình mẫu mà Bắc Kinh “cho phép”? Không đầy hai tuần sau, ngày 31-8, Thường vụ Quốc hội Trung Quốc tuyên bố bất kỳ ứng cử viên nào tranh cử ghế đặc khu trưởng 2017 phải được ủng hộ đa số từ tiểu ban đề cử gồm 1.200 thành viên mà chắc chắn trong đó hầu hết là “chính trị gia hàng gài”. 

Luật chơi mới đã đi ngược với chính những gì mà Đặng Tiểu Bình phát biểu tháng 6-1984: “Chúng tôi đã nói nhiều lần là, sau khi Trung Quốc tái thực hiện chủ quyền đối với Hong Kong năm 1997, các hệ thống kinh tế xã hội hiện tại của Hong Kong sẽ không thay đổi, hệ thống luật pháp về cơ bản không thay đổi…. Chúng tôi cũng nói nhiều lần là, ngoài việc đóng quân ở đó, Bắc Kinh sẽ không chỉ định giới chức lãnh đạo bộ máy chính quyền đặc khu. Chúng tôi đóng quân ở đó để bảo vệ an ninh quốc gia chứ không phải can thiệp nội chính Hong Kong. Các chính sách của chúng tôi liên quan Hong Kong sẽ không thay đổi trong 50 năm và chúng tôi nói điều này một cách nghiêm túc” (nguồn The Shanghaiist)…. Lý Trụ Minh (Martin Lee), thành viên sáng lập Đảng Dân chủ Hong Kong, người từng giúp soạn Luật Cơ bản, thuật rằng, hồi gặp Đặng tại Đại sảnh đường Nhân Dân ngày 16-4-1987, ông đã được Đặng “nói rất nhiều điều và một trong những điều đó là, nếu 50 năm chưa đủ thì các ông (Hong Kong) có thể có thêm 50 năm nữa”. Bây giờ, chỉ mới 17 năm, đi chưa được nửa chặng, hậu bối Tập Cận Bình đã làm bỉ mặt cố lão tiền nhân họ Đặng. 

Trong lễ quốc khánh Trung Cộng sáng qua, South China Morning Post (2-10-2014) cho biết, Trương Hiểu Minh lại phát biểu một câu rất sấc khi được hỏi về cuộc biểu tình dân chủ: “(Thì cứ coi như) Mặt trời vẫn mọc như thường lệ đi”. Phản ứng trước câu nói trên, Trần Kiện Dân (Chan Kin-man), người đồng sáng lập phong trào Chiếm lĩnh Trung hoàn, bày tỏ: “Thành thật mà nói thì cho dù mặt trời vẫn mọc, chúng tôi cũng chẳng thấy ấm. Mây đen đang vần vũ trên đầu chúng tôi, đặc biệt hai năm qua, từ khi Lương Chấn Anh nắm quyền”. 

Đám mây đen đã được cảm nhận ngày càng rõ đối với người Hong Kong. Trong một status hôm qua, thông tín viên CNN Kristie Lu Stout kể: “Tan trường. Đứa con 5 tuổi của tôi giải thích về Occupy Central: Dân chúng giận dữ vì họ không muốn Trung Quốc làm ông chủ của Hong Kong”. Làm thế nào mà một đứa bé 5 tuổi có thể cảm nhận được điều đó? Trương Hiểu Minh có thể thấy rằng mình đang chứng kiến một môi trường dân chủ và giáo dục dân chủ ăn sâu vào xã hội đời sống Hong Kong, đến mức một đứa bé mới 5 tuổi đã có thể bày tỏ sự không hài lòng đối với một trực trạng chính trị kiềm kẹp mà trong mắt của nó có thể giống như một sự đàn áp, tương tự cảnh một người lớn dùng bạo lực áp đặt và bắt nạt trẻ nhỏ? Dân chủ và ý thức dân chủ Hong Kong dường như rộng và lớn hơn nhiều những gì mà Trương Hiểu Minh có thể thấy và Bắc Kinh có thể hiểu - so với một đứa bé 5 tuổi hay với một thiếu niên 17 tuổi như Hoàng Chi Phong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét