Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

DÂN YÊU THÌ ĐẢNG GHÉT

Ls Nguyễn Đăng trừng. ( Ảnh Lao động)
NQL: Tất nhiên cái tít của tác giả không đúng trong mọi trường hợp. Tác giả chỉ muốn nói riêng trường hợp luật sư Nguyễn Đăng Trừng. Tuy nhiên cuộc sống vẫn xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc như đã xảy ra với luật sư Trừng. Đó là một sự thật không thể bác bỏ.

Tin luật sư Nguyễn Đăng Trừng bị thành ủy TP HCM khai trừ ra khỏi đảng cộng sản lan nhanh trong dư luận xã hội, làm bàng hoàng cả giới luật nói riêng và tầng lớp cán bộ nói chung.

Là một người hoạt động cách mạng có tên tuổi trong phong trào sinh viên dưới chế độ cũ, ông từng bị kết án vắng mặt 10 năm tù khổ sai. Ông theo cách mạng vì muốn có một xã hội tốt đẹp, công bằng và một đất nước có nền tư pháp tiến bộ.

Ông đã tin tưởng vào đảng cộng sản vì tuyên ngôn của họ và ông đã trở thành một đảng viên.
Dù rằng trở thành một lãnh đạo của đảng trong giới luật sư nhưng ông nhất nhất tán thành các quyết định của giới lãnh đạo.

Nhưng phát biểu thẳng thắn của ông tại quốc hội làm giới lãnh đạo khó chịu. Ông tỏ ý phản đối sự can thiệp thô bạo trực tiếp của đảng vào tổ chức cơ cấu của hội đoàn.

Ngoài những phiên tòa tranh cãi cho các nhân vật " bất đồng chính kiến" gây khó khăn cho các công tố viên buộc tội, ông còn chủ động phát lời kêu gọi, phản đối sự can thiệp thô bạo của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam.

Người dân yêu mến ông bao nhiêu thì giới lãnh đạo lại càng ghét ông bấy nhiêu.

Một con người tâm huyết theo đảng từ lúc khó khăn nhất, trung thành với mục đích của mình nhất, đặc biệt là dưới góc độ của một luật sư, thì nay đảng chẳng cần người như ông nữa, thậm chí là kỉ luật khai trừ, xua đuổi ông ra khỏi tổ chức.

Tham khảo thêm, đoạn trích ông từng phát biểu về việc phân công ông Anh tham gia lãnh đạo Hội LS Việt Nam:

"Tôi xác định tôi với ông Lê Thúc Anh là bạn, nhưng vấn đề đây không phải là bạn mà là vì lợi ích và tương lai của nghề luật sư ở nước ta. Việc ông Anh là bạn của tôi và việc ông Anh làm Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có phù hợp không là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Thật sự tôi không bao giờ muốn làm tổn thương ông Anh nhưng tôi phải nói ra đây là một sự thật là ông Anh không phù hợp với chức vụ Chủ tịch Liên đoàn luật sư, bởi vì Chủ tịch Liên đoàn luật sư phải là một luật sư chuyên nghiệp; bởi vì rừng nào cọp nấy; rừng luật sư phải là cọp luật sư. Ông Anh là một thẩm phán nghỉ hưu năm năm nay, không thiết tha với nghề luật sư, chưa ngày nào làm luật sư thì không thể làm cọp trong rừng luật sư được, càng không thể làm chúa sơn lâm ở đây được.

Tôi cho rằng công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của đất nước đã mang lại cho nghề luật sư của chúng ta cả một mùa xuân, trong khi chỉ mang lại cho các cơ quan bảo vệ pháp luật: Tòa án, Viện kiểm sát, Công an một nửa mùa xuân mặc dù đội ngũ luật sư chúng ta còn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách.

Ông Lê Thúc Anh không có chuẩn bị cho hội nhập quốc tế về luật sư. Nếu chờ ông Anh chuẩn bị năm năm nữa chúng ta sẽ mất hết các cơ hội.

Nhiều năm qua trong khi chưa có tổ chức luật sư toàn quốc, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quan trọng về mặt Nhà nước đối với nghề luật sư. Bộ Tư pháp đã thực hiện một số chức năng của tổ chức luật sư toàn quốc và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nghề luật sư ở nước ta.

Nhưng trong quá trình chuẩn bị thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam, tôi thấy Bộ Tư pháp vẫn muốn tiếp tục ôm lấy Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Nhưng Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam giống như hai người đàn ông. Hai người đàn ông ôm nhau rất khó chịu, một người đàn ông và một người đàn bà ôm nhau mới hưng phấn. Cho nên đã đến lúc “Cái gì của Cesar hãy trả lại cho Cesar”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét