(Dân trí) - Các nguồn tin điều tra tiết lộ, giới chức Trung
Quốc đã thu giữ được lượng tài sản lên tới ít nhất 90 tỷ nhân dân tệ, tương
đương 14,5 tỷ USD từ các thành viên gia đình và cộng sự của cựu ủy viên thường
vụ Bộ chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.
Theo những nguồn tin này, có tổng cộng tới hơn 300 họ hàng, đồng minh chính trị, nhân viên và những kẻ được ông Chu che chở đã bị bắt giữ hoặc thẩm vấn trong vòng 4 tháng qua.
Ngôi nhà tại quê của ông Chu Vĩnh Khang
Chỉ riêng quy mô tài sản bị tịch thu và phạm vi đối tượng xung quanh vị cựu Bộ trưởng công an bị điều tra này đã khiến đây trở thành vụ điều tra tham nhũng lớn nhất lịch sử Trung Quốc hiện đại. Nó đồng thời cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đang chống tham nhũng ở cấp cao nhất.
Nhưng nó cũng có thể xuất phát từ sự đáp trả về mặt chính trị, sau khi ông Chu tức giận trước các nhà lãnh đạo nước này, trong đó có ông Tập, bằng cách phản đối việc phế truất cựu ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai, người bị tuyên án tù chung thân hồi tháng 9 năm ngoái vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Ông Chu, 71 tuổi, hầu như đã bị quản thúc tại gia sau khi các cơ quan chức năng chính thức bắt đầu điều tra ông cuối năm ngoái. Đây cũng là nhân vật quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị điều tra tham nhũng kể từ khi đảng Cộng Sản Trung Quốc lên nắm quyền năm 1949.
Đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có công bố chính thức nào về ông Chu, hoặc vụ việc chống lại ông.
Nhưng các nguồn tin khẳng định, cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh thành lập đội đặc nhiệm điều tra các cáo buộc chống lại ông Tập. Cụ thể các cáo buộc là gì vẫn chưa rõ, ngoại trừ việc nó có liên quan đến vi phạm kỷ luật trong đảng, một cách dùng từ thường thấy ở Trung Quốc để ám chỉ tội danh tham nhũng.
Vẫn theo các nguồn tin, ông Chu đã từ chối hợp tác với cơ quan điều tra, và khẳng định rằng mình là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực. “Chu Vĩnh Khang là người cứng rắn và tuyên bố đây là cuộc trả đũa chính trị”, một nguồn tin thân cận với lãnh đạo Trung Quốc nói.
Ông Chu trước đây từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong ngành dầu khí Trung Quốc, trước khi được cất nhắc vào thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc năm 2007. Khi được trao cương vị quản lý an ninh quốc gia, ngân sách chi tiêu do ông quản lý còn cao hơn cả chi tiêu quốc phòng. Năm 2012, ông Chu nghỉ hưu và lần cuối xuất hiện trước công chúng trong buổi họp mặt cựu học sinh đại học dầu khí Trung Quốc hôm 1/10/2013.
Thu giữ biệt thự, trái phiếu, vàng, xe hơi
Theo các nguồn tin, cơ quan công tố và cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phong tỏa các tài khoản với lượng tiền gửi tổng trị giá 37 tỷ nhân dân tệ (6 tỷ USD), và tịch thu nhiều trái phiếu trong nước cũng như quốc tế, cổ phiếu với tổng trị giá 51 tỷ nhân dân tệ sau các cuộc truy quét tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác.
Tưởng Khiết Mẫn, một tay chân cũ của ông Chu đã bị bắt
Các nhà điều tra cũng tịch biên 300 căn hộ và biệt thự, có tổng trị giá 1,7 tỷ nhân dân tệ, nhiều đồ cổ, các tác phẩm hội họa đương đại với thị giá 1 tỷ nhân dân tệ, cùng hơn 60 ô tô. Những đồ xa xỉ đắt tiền khác bị thu giữ còn có ngoại tệ, vàng, tiền mặt, rượu đắt tiền. Tài sản này thuộc về những người bị bắt giữ, và hầu hết đều không đứng tên ông Chu.
Các nguồn tin khẳng định tổng giá trị số tài sản bị thu giữ lên tới ít nhất 90 tỷ nhân dân tệ, mặc dù không rõ bao nhiêu phần trăm trong số này là phi pháp và sẽ bị tịch thu. Con số được công bố cho công chúng, nếu có, hẳn sẽ nhỏ hơn nhằm tránh khiến dân chúng giận dữ, các nguồn tin khẳng định.
Danh sách những người bị bắt giữ được khẳng định là rất dài. Trong đó riêng họ hàng của ông Chu Vĩnh Khang đã là hơn 10 người, hai nguồn tin cho biết. Trong số này có vợ của ông Chu, bà Jia Xiaoye, người từng là phóng viên truyền hình, con trai cả Chu Bân của ông Chu với vợ trước, em trai ông Chu Vĩnh Khang cùng các con dâu, rể.
Khoảng 10 quan chức, với cấp bậc ít nhất tương đương thứ trưởng, cũng đang bị điều tra. Trong đó có Tưởng Khiết Mẫn, người từng là chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty PetroChina và tập đoàn mẹ của công ty này là Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), thứ trưởng Bộ công an Lý Đồng Sinh, và Ji Wenlin, cựu chủ tịch tỉnh Hải Nam.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố việc cả 3 quan chức trên bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Đây đều là những cộng sự hoặc tay chân của ông Chu.
Hơn 20 vệ sỹ, thư ký và lái xe của ông Chu cũng đã bị bắt, các nguồn tin cho biết. Nhiều thành viên gia đình và các cộng sự khác cũng bị thẩm vấn.
---------
Theo những nguồn tin này, có tổng cộng tới hơn 300 họ hàng, đồng minh chính trị, nhân viên và những kẻ được ông Chu che chở đã bị bắt giữ hoặc thẩm vấn trong vòng 4 tháng qua.
Ngôi nhà tại quê của ông Chu Vĩnh Khang
Chỉ riêng quy mô tài sản bị tịch thu và phạm vi đối tượng xung quanh vị cựu Bộ trưởng công an bị điều tra này đã khiến đây trở thành vụ điều tra tham nhũng lớn nhất lịch sử Trung Quốc hiện đại. Nó đồng thời cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đang chống tham nhũng ở cấp cao nhất.
Nhưng nó cũng có thể xuất phát từ sự đáp trả về mặt chính trị, sau khi ông Chu tức giận trước các nhà lãnh đạo nước này, trong đó có ông Tập, bằng cách phản đối việc phế truất cựu ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai, người bị tuyên án tù chung thân hồi tháng 9 năm ngoái vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Ông Chu, 71 tuổi, hầu như đã bị quản thúc tại gia sau khi các cơ quan chức năng chính thức bắt đầu điều tra ông cuối năm ngoái. Đây cũng là nhân vật quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị điều tra tham nhũng kể từ khi đảng Cộng Sản Trung Quốc lên nắm quyền năm 1949.
Đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có công bố chính thức nào về ông Chu, hoặc vụ việc chống lại ông.
Nhưng các nguồn tin khẳng định, cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh thành lập đội đặc nhiệm điều tra các cáo buộc chống lại ông Tập. Cụ thể các cáo buộc là gì vẫn chưa rõ, ngoại trừ việc nó có liên quan đến vi phạm kỷ luật trong đảng, một cách dùng từ thường thấy ở Trung Quốc để ám chỉ tội danh tham nhũng.
Vẫn theo các nguồn tin, ông Chu đã từ chối hợp tác với cơ quan điều tra, và khẳng định rằng mình là nạn nhân của một cuộc đấu đá quyền lực. “Chu Vĩnh Khang là người cứng rắn và tuyên bố đây là cuộc trả đũa chính trị”, một nguồn tin thân cận với lãnh đạo Trung Quốc nói.
Ông Chu trước đây từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong ngành dầu khí Trung Quốc, trước khi được cất nhắc vào thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc năm 2007. Khi được trao cương vị quản lý an ninh quốc gia, ngân sách chi tiêu do ông quản lý còn cao hơn cả chi tiêu quốc phòng. Năm 2012, ông Chu nghỉ hưu và lần cuối xuất hiện trước công chúng trong buổi họp mặt cựu học sinh đại học dầu khí Trung Quốc hôm 1/10/2013.
Thu giữ biệt thự, trái phiếu, vàng, xe hơi
Theo các nguồn tin, cơ quan công tố và cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã phong tỏa các tài khoản với lượng tiền gửi tổng trị giá 37 tỷ nhân dân tệ (6 tỷ USD), và tịch thu nhiều trái phiếu trong nước cũng như quốc tế, cổ phiếu với tổng trị giá 51 tỷ nhân dân tệ sau các cuộc truy quét tại Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 tỉnh khác.
Tưởng Khiết Mẫn, một tay chân cũ của ông Chu đã bị bắt
Các nhà điều tra cũng tịch biên 300 căn hộ và biệt thự, có tổng trị giá 1,7 tỷ nhân dân tệ, nhiều đồ cổ, các tác phẩm hội họa đương đại với thị giá 1 tỷ nhân dân tệ, cùng hơn 60 ô tô. Những đồ xa xỉ đắt tiền khác bị thu giữ còn có ngoại tệ, vàng, tiền mặt, rượu đắt tiền. Tài sản này thuộc về những người bị bắt giữ, và hầu hết đều không đứng tên ông Chu.
Các nguồn tin khẳng định tổng giá trị số tài sản bị thu giữ lên tới ít nhất 90 tỷ nhân dân tệ, mặc dù không rõ bao nhiêu phần trăm trong số này là phi pháp và sẽ bị tịch thu. Con số được công bố cho công chúng, nếu có, hẳn sẽ nhỏ hơn nhằm tránh khiến dân chúng giận dữ, các nguồn tin khẳng định.
Danh sách những người bị bắt giữ được khẳng định là rất dài. Trong đó riêng họ hàng của ông Chu Vĩnh Khang đã là hơn 10 người, hai nguồn tin cho biết. Trong số này có vợ của ông Chu, bà Jia Xiaoye, người từng là phóng viên truyền hình, con trai cả Chu Bân của ông Chu với vợ trước, em trai ông Chu Vĩnh Khang cùng các con dâu, rể.
Khoảng 10 quan chức, với cấp bậc ít nhất tương đương thứ trưởng, cũng đang bị điều tra. Trong đó có Tưởng Khiết Mẫn, người từng là chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty PetroChina và tập đoàn mẹ của công ty này là Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), thứ trưởng Bộ công an Lý Đồng Sinh, và Ji Wenlin, cựu chủ tịch tỉnh Hải Nam.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố việc cả 3 quan chức trên bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Đây đều là những cộng sự hoặc tay chân của ông Chu.
Hơn 20 vệ sỹ, thư ký và lái xe của ông Chu cũng đã bị bắt, các nguồn tin cho biết. Nhiều thành viên gia đình và các cộng sự khác cũng bị thẩm vấn.
---------
Hậu cung của Chu Vĩnh Khang và con hổ chúa
(Tin tức 24h) - Riêng tại Bắc Kinh, Chu Vĩnh Khang đã có tới 6 “hành cung” riêng để lui tới hoan lạc với những người tình do cấp dưới cống nạp
Hòa Thân thế kỷ 20 hay "Bách kê vương" hiếu dâm
Khi còn giữ chức vụ lãnh đạo ngành dầu khí, Chu đã có biệt hiệu là “Bách kê vương” (Vua trăm “gà”) vì thông dâm và cưỡng hiếp nhiều phụ nữ.
Nhiều đơn tố cáo đã được gửi lên cấp trên, nhưng được “Vua dầu khí” Khang Thế Ân bảo vệ, che đỡ nên Chu vẫn bình an vô sự.
Khi về làm Bí thư Tứ Xuyên, Chu cũng nhiều lần bị tố giác cưỡng hiếp phụ nữ, trong đó có các nhân viên khách sạn. Tháng 3/2013, khi Bạc Hy Lai mất chức, báo chí phanh phui chuyện Bạc thường tuyển chọn gái đẹp để dâng lên cho Chu, trong đó đã xác định được tên tuổi 28 người, bao gồm ca sĩ, nữ diễn viên và sinh viên đại học.
Riêng ở Bắc Kinh, Chu có tới 6 “hành cung” để lui tới dâm lạc. Thói hoang dâm của Chu Vĩnh Khang bộc lộ rõ nhất từ năm 1999 khi về làm Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên; nhiều quan chức biết vị quan đầu tỉnh hiếu sắc nên bảo nhau lựa chọn gái đẹp để “tiến cống”.
Diệp Nghênh Xuân (trái) và Thẩm Băng, hai người tình của Chu Vĩnh Khang |
Có tờ báo thử làm phép tính thì thấy Chu đã lên giường với khoảng 400 người đẹp. Vụ điển hình, gây chấn động nhất là Chu Vĩnh Khang cùng nữ MC kênh CCTV-4 Diệp Nghênh Xuân chơi trò “rung xe” (từ lóng người Trung Quốc chỉ những cặp làm chuyện trai gái trên xe ô tô) tại hầm để xe siêu thị Parson Bắc Kinh hôm 29/11/2013, chỉ 2 ngày trước khi bị bắt tạm giam.
Toàn bộ quá trình “rung xe” của cặp bồ bịch già - trẻ này đã bị nhân viên điều tra của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương (UBKTKLTW) theo dõi bí mật ghi hình mà cả hai không hề hay biết.
Tháng 12/2013, khi Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh bị bắt, những chuyện kín trong mối quan hệ giữa Lý và Chu Vĩnh Khang bị đưa ra ánh sáng: khi là Phó TGĐ Đài truyền hình Trung ương (CCTV), Lý đã chắp nối để Chu Vĩnh Khang gặp gỡ cô MC trẻ đẹp Giả Hiểu Diệp của kênh CCTV-2 kém 28 tuổi.
Sau đó, Chu bỏ người vợ gắn bó từ thuở hàn vi là bà Vương Thục Hoa để kết hôn với Giả Hiểu Diệp. Về sau, Chu Vĩnh Khang còn bị nghi ngờ gây ra vụ tai nạn giao thông, cố ý sát hại người vợ cũ là Vương Thục Hoa.
Chưa hết, Lý Đông Sinh còn “dâng” cho Chu Vĩnh Khang nhiều MC trẻ đẹp khác. Vì thế, có báo gọi CCTV là “hậu cung” của Chu Vĩnh Khang (sau khi Chu bị tạm giữ để điều tra đã có 3 cô MC của CCTV là Lý Tiểu Manh, Diệp Nghênh Xuân và Thẩm Băng bị UBKTKLTW tạm giữ để giúp cho việc điều tra).
Đổi lại, Lý Đông Sinh được Chu Vĩnh Khang đưa về làm Thứ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực dù chả có chuyên môn gì về ngành này.
Con hổ lớn Chu Vĩnh Khang ngày còn tại vị |
Liên quan đến nhân vật này, hàng loạt người thân của Chu Vĩnh Khang cũng bị bắt để mở rộng điều tra, trong đó bao gồm vợ ông - bà Giả Hiểu Diệp, em trai Chu Nguyên Thanh cùng gia đình, con trai cả Chu Bân cùng vợ và bố mẹ vợ.
Mặc dù các tội lỗi chính thức chưa được công bố, nhưng các nguồn tin báo chí Hoa ngữ cho rằng, sắp tới, Chu Vĩnh Khang sẽ bị khép vào các tội sau: âm mưu phát động đảo chính (hợp tác với Bạc Hy Lai âm mưu ám sát ông Tập Cận Bình để cướp chính quyền); mưu sát (cố ý gây ra vụ tai nạn giao thông để giết hại người vợ đầu là Vương Thục Hoa); tham ô (số tiền 90 tỷ tệ); lạm dụng chức quyền (nhận tiền để giúp tội phạm giết người thoát tội).
Một nguồn tin nội bộ tiết lộ cho báo chí: cơ quan chức năng (Tổ chuyên án số 2) đã sử dụng lực lượng cảnh sát chữa cháy để bắt Chu Vĩnh Khang thay vì lực lượng Cục 8 (Cục Cảnh vệ Bộ CA) như các vụ khác để phòng bất trắc; Chu Vĩnh Khang hiện đang bị giam giữ trong vòng canh gác nghiêm ngặt tại doanh trại một Sư đoàn bộ binh cơ giới ở Thiên Tân.
Con hổ nào tiếp theo sau Chu Vĩnh Khang?
Tuy rằng Chu Vĩnh Khang nắm quyền cao chức trọng, nhưng nếu muốn tự tung tự tác trong ngành dầu khí, an ninh và cả tỉnh Tứ Xuyên, thì sau lưng không thể không có “ô dù”.
Giang Trạch Dân với Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham (trái) và Tăng Khánh Hồng (phải) |
Tờ Minh báo (Hongkong) đặt ra nghi vấn, “tượng đài” chống lưng cho Chu chính là cựu Tổ trưởng Tổ điều phối công tác Hongkong - Macau, nguyên Phó chủ tịch nước CHND Trung Hoa, người được nhắc tới với biệt danh “đại nội tổng quản” - Tăng Khánh Hồng.
Tăng Khánh Hồng, 75 tuổi, có xuất thân giống như Chu Vĩnh Khang. Hai người đều từng công tác hơn 30 năm trong ngành dầu khí, và đều được cựu Bộ trưởng dầu khí – năng lượng Trương Đường Khắc đề bạt, sau đó thăng tiến nhanh chóng trở thành người có quyền lực nhất trong ngành dầu khí Trung Quốc.
Khi lên làm Phó Chủ tịch nước, Tăng còn được coi là đầu rồng, là cái ô to cho tất cả các quan chức sau này của ngành dầu khí.
Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa” cũng chính là thời điểm cơn địa chấn với các quan chức của ngành này. Minh báo tiết lộ tới nay đã có hơn 120 quan chức cấp sở trở lên bị điều tra. Trong đó không ít người từng có quan hệ “qua lại” với Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét