Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

ÔNG THẮM "KHÔNG THỂ KHẮC PHỤC SAI LẦM"

30-10-2014

Nguyên chủ tịch Ocean Bank bị bắt do "không khắc phục sai lầm" đúng thời hạn, người phát ngôn chính phủ Việt Nam cho biết.

Ông Hà Văn Thắm đã bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về tội danh 'Vi phạm các quy định tín dụng'
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Nên, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đưa ra trước các phóng viên trong buổi họp báo chiều 29/10, các báo trong nước đưa tin.
Ông Hà Văn Thắm đã bị miễn nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị Ocean Bank và bị khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về tội danh "Vi phạm các quy định về tín dụng" theo Điều 143 Bộ Luật Hình sự, theo một thông cáo của Bộ Công an Việt Nam hôm 24/10.

'VẪN ĐƯỜNG RAY CŨ, SAO THẤY CHÂN TRỜI MỚI'

Theo VietnamNet
31-10-2014

ĐBQH, luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng khi đất nước chưa thoát được mô hình và công thức tăng trưởng cũ thì không thể có ngay sự thay đổi. "Ta vẫn đang chạy trên đường ray cũ thì làm sao nhìn thấy chân trời mới".

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội của QH sáng nay 31/10, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nhấn mạnh những kết quả về kinh tế xã hội của 2014, trong đó "giàn khoan Hải Dương 981 của TQ" đã được hóa giải, tăng trưởng dương, an ninh trật tự ổn định, chính trị an toàn xã hội được cơ bản được đảm bảo.
"Đây là công lao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng công lao lớn nhất là của 90 triệu nhân dân, công nhân, nông dân, cán bộ, chiến sĩ".
Nhưng nhìn đường dài, ĐB Nghĩa muốn nhấn mạnh hướng đi 10 năm tiếp theo không thể nhìn lại 10 năm đã qua.
Trong đó, chỉ ra trong hai thập kỉ qua kinh tế VN có 3 cái hao: "hao vốn, ngoại tệ, tài nguyên môi trường". Trong khi đó, tham nhũng tràn lan ở các cấp độ, nợ công nợ xấu cao, đầu tư công dàn trải lãng phí, kinh tế NN chiếm nhiều tài sản lớn, được ưu tiên, phân bổ nguồn lực không hiệu quả, tệ nạn xã hội nhiều.
Một nguy cơ mới nữa là lệ thuộc kinh tế TQ, lệ thuộc về đấu thầu nguyên phụ liệu thi công, xuất nhập khẩu năng lượng, viễn thông, trang thiết bị, công nghệ, hàng tiêu dùng, nhân công, …

"BA VẤN ĐỀ LỚN CỦA KINH TẾ VIỆT NAM"

30-10-2014


Trao đổi với BBC, bà Phạm Chi Lan, người từng nằm trong ban cố vấn về kinh tế cho thủ tướng, cho rằng đánh giá lạc quan của Chính phủ về tình hình kinh tế Việt Nam là chỉ ‘căn cứ vào những con số của Tổng cục Thống kê và những phân tích của các bộ, ngành’.
Trước đó, trong một phiên họp thường kỳ, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định rằng kinh tế Việt Nam ‘đang tiếp tục đà phục hồi trong tất cả các ngành’ với các chỉ số như tăng trưởng GDP cao hơn, sản xuất công nghiệp tăng, lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng thấp..
Bà chỉ ra rằng chính báo cáo của chính phủ cũng đã chỉ ra ‘không ít những vấn đề lớn vẫn còn tồn tại’.

"PHÁT BIỂU NHIỀU NHƯNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG CAO"

31-10-2014

SGĐT: Đọc qua qua cho biết, thế nào một Quốc hội "Đảng cử Dân bầu", điều mà cả tháng qua sinh viên và dân Hong Kong nằm đất che dù, cương quyết không chấp nhận "Bắc Kinh.cử, Hong Kong bầu". Ông Nghị Quốc nói 'không cao" là không đúng. Phải nói theo bậc thang:"Rất cao - Cao- Ít cao". Không trách ông bà Nghị được, vì ông cao nhất, là TBT, cũng nói như rứa thôi.

TTO - Đó là nhận định của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đồng Nai). Ông cho rằng:

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) - Ảnh: V.Dũng
"Sau ngày thảo luận đầu tiên về kinh tế xã hội, có cử tri, nhà báo nói với tôi rằng chất lượng phát biểu của đại biểu không cao, không nói được nhiều vấn đề trọng tâm, gai góc mà cứ chung chung, dàn trải.
Tôi xin nhắc lại một phát biểu tôi đã nói nhiều lần: Mỗi kỳ họp Quốc hội cách nhau có 6 tháng, nếu các báo cáo của Chính phủ về kinh tế xã hội chỉ nhìn nhận 6 tháng qua hướng đến 6 tháng tới nó chỉ giải quyết những vấn đề hết sức nhỏ nhặt. Kết cấu của báo cáo gần như lặp đi lặp lại, chỉ khác nhau về mốc thời gian.
Cho nên báo cáo như vậy mà đòi hỏi cuộc thảo luận có chất lượng cao là rất khó. Báo cáo không mới mẻ, dàn trải nên đại biểu vì thế cũng phát biểu dàn trải, đôi khi là từ “a đến z”, nói tất cả các vấn đề, nhưng không ra được vấn đề nào.

ĐÔI LỜI VỚI TỔNG BÍ THƯ

Theo VAnews
11-10-2014
Đặng Huy Văn

Đặng Huy Văn: Tôi bị ốm phải đi nằm bệnh viện gần cả tháng trời. Trong thời gian nằm bệnh viện đó, tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều người, đặc biệt là những sĩ quan và quân nhân đang tại ngũ. Họ cũng bị ốm như tôi phải đi nằm bệnh viện nhưng nhắc đến giặc Tàu, ai cũng vô cùng phẫn nộ. Họ nói, họ sẵn sàng ra trận để chống trả giặc Tàu xâm lược. Những người sĩ quan và lính trẻ đó cũng rất bức xúc trước thái độ nhu nhược của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi Trung Quốc kéo vào hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của nước ta. Đáng chú ý là, ông Trọng còn cử đặc phái viên Lê Hồng Anh sang tận Bắc Kinh để xin được tiếp kiến tên TBT Tập Cận Bình của đảng cộng sản Trung Quốc.

Trong bài viết này, tôi xin lược ghi lại một trong số những tâm tư mà các sĩ quan và quân nhân đó đã tâm sự với tôi. Tôi xin phép được giấu tên của Bệnh Viện, nơi tôi đã có cơ hội được gặp gỡ những sĩ quan và quân nhân trẻ đó.


CHUỘT... BÌNH... (ẢNH CẤM SAO CHÉP)

Theo Dân Làm Báo
29-10-2014

Chuột Ba Đình bình cộng sản


THẾ CŨNG TỐT, MIỂN LÀ KHÔNG THEO TẬP CẬN BÌNH!

Vợ chồng thủ tướng đang tham dự buổi lễ tại chùa Mahabodhi, bang Bihar, Ấn Độ vào hôm 27/10/2014

GS CARL THAYER: VIỆT NAM KHÉO DÙNG QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG

29-10-2014
Thanh Phương

Nhân chuyến đi của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Ấn Độ, cũng như chuyến đi của Ủy viên Quốc vụ của Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học vìện Quốc phòng Úc, đã có một bài viết đăng trên trang mạng The Dipomat ngày 28/10/2014. Bài viết có tựa đề : « Làm thế nào Việt Nam ve vãn cùng lúc Ấn Độ và Trung Quốc ».

media
Ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội để dự phiên họp của Ủy ban chỉ đạo về hợp tác song phương Việt–Trung - Reuters
Theo giáo sư Carl Thayer, « Việt Nam vẫn khéo dùng các mối quan hệ đa phương với các cường quốc để tránh bị áp lực từ bất cứ cường quốc nào. Sự khéo léo cân đối các quan hệ đa phương sẽ được trắc nghiệm trong tuần này qua hai sự kiện riêng lẻ, nhưng có liên hệ với nhau. » 
Về chuyến đi của ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội trong hai ngày 27/10 và 28/10 để dự phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban chỉ đạo về hợp tác song phương Việt Nam–Trung Quốc, tác giả bài viết nhắc lại rằng ông Dương Khiết Trì đã đến Hà Nội trong tháng 6 vừa qua, chính thức là để dự cuộc họp giữa các lãnh đạo Ủy ban chỉ đạo. Cuộc họp lúc đó chỉ bàn về khủng hoảng do vụ Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông. Hai bên đã công khai chỉ trích lẫn nhau trên vấn đề chủ quyền Biển Đông. 
Giáo sư Carl Thayer lưu ý rằng việc triệu tập giữa các lãnh đạo Việt Trung trong khuôn khổ Ủy ban chỉ đạo này là chưa từng có, và việc triệu tập hai cuộc họp của Ủy ban chỉ đạo trong một khoảng thời gian ngắn như thế cũng là chuyện chưa từng có.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ BƯỚU DẠ DÀY THOÁT CHẾT NHỜ CỌNG ĐU ĐỦ

Bảo Ân
(Tuổi trẻ & Đời sống)

“Bác sĩ nói tôi chỉ còn sống khoảng 6 tháng” 

Ông Thọ nói: “Lúc đó tôi suy sụp hoàn toàn. Cả đời mình khổ cực, khó khăn mấy chục năm rồi, giờ mới là thời gian nghỉ ngơi thanh thản. Vậy mà bệnh ập tới, lại còn là bệnh nặng. Bác sĩ nói chạy chữa cũng chỉ 5 ăn 5 thua. Nghe bác sĩ nói tôi chỉ còn sống khoảng 6 tháng mà tôi rụng rời hết người. Lúc đó tôi mới 52 tuổi. Tôi nghĩ không lẽ đời mình gian nan vậy mà giờ hơi bớt khổ là trời bắt xa vợ con sao? Nghĩ thế thành ra tôi tuyệt vọng lắm”.

Nở nụ cười tươi, ông nói: “Lúc đó tôi cứ nghĩ rằng đời mình vậy là xong rồi chứ nào có nghĩ là sống hoài tới giờ. Cũng đã 6 năm rồi nên nhiều khi tôi nghĩ đời tôi lạ kì thiệt. May nhờ bài thuốc đu đủ của cô giáo Lẻ (đồng nghiệp của vợ ông Thọ), rồi được chú Tám Hà (chồng cô giáo Lẻ) nấu cho uống, không là tôi cũng xanh cỏ lâu rồi”. Bệnh bướu dạ dày của ông Thọ được phát hiện vào khoảng đầu năm 2008. Ông cho biết thời gian đó ông bắt đầu bị đau bụng dữ dội và mỗi ngày một đau hơn. Ông kể: “Lúc đó tôi cứ nghĩ bị đau dạ dày, vì tôi hay ăn nhậu. Tôi đau không ăn uống gì được hết, ăn vào là ói mửa, càng ngày càng sụt kí”.

Bà Võ Kim Long (vợ ông Thọ, 59 tuổi) cho biết lúc thấy ông bị đau lại sụt kí nhanh, bà và hai con gái cứ nghĩ do ông Thọ hay nhậu nên bị đau bao tử. Còn ông Thọ do bận rộn công việc nên ông cứ lần lữa chưa đi khám. Bà Long kể: “Bữa đó có người bà con ở TP.HCM lên nhà chơi. Ổng thấy chồng tôi đau quá, mà ốm nhom nên hỏi chuyện rồi ổng nói phải đưa đi khám gấp. Ngày đó chồng tôi ốm lắm, như da bọc xương. Tôi đưa chồng tôi đi khám ở Bệnh viện Thống Nhất (Q.Tân Bình, TP.HCM) mới ra bệnh. Mỗi lần một mình ổng bắt xe xuống khám bệnh mà tôi thấy tội lắm. Con gái còn đi học, tôi thì phải dạy học rồi chuyện nhà cửa. Tôi nhớ hoài bữa đó ổng về nhà nói là bác sĩ khám cho hay may lắm sống chừng 6 tháng, bị bướu dạ dày rồi có mổ xẻ cũng hên xui thôi”.

CƠ HỘI CHO CÁC NHÀ BÁO HỌC TẬP TẠI HOA KỲ

Theo ICFJ

SGĐT:  SGĐT biết đến tin này nhờ Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.

Vietnam-U.S. Reporting Program: Marking Two Decades of U.S.-Vietnamese Relations

Thời hạn nộp đơn đến ngày 17 tháng Mười Một, 2014

Applications Due By Nov. 17, 2014

Hãy nộp đơn tại đây.

Please apply here.
Trung tâm báo chí quốc tế (ICFJ) đang tìm kiếm các ứng viên cho Chương trình Đưa tin Việt Nam - Hoa Kỳ. Chương trình này có một khóa học trực tuyến, tua tham quan học tập và tư vấn cá nhân để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
60 nhà báo Việt Nam đủ điều kiện sẽ được ICFJ lựa chọn để tham gia chương trình. Khóa học trực tuyến sẽ được tổ chức trong năm tuần, bắt đầu từ ngày 05 tháng Một năm 2015 và kết thúc vào ngày 06 tháng Hai năm 2015. Khóa học sẽ tập trung vào các vấn đề về song phương và toàn cầu. Các chủ đề cụ thể sẽ đề cập tới vấn đề quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực và các đối tác quốc tế, các vấn đề kinh tế toàn cầu và khu vực. Khóa học cũng bàn về các vấn đề mang tính nghề nghiệp, bao gồm cả đạo đức báo chí và sự phụ thuộc vào việc đưa tin dựa trên dữ kiện.
15 người tham gia khóa học trực tuyến có kết quả cao nhất sẽ được tham gia chuyến tham quan học tập 15 ngày ở Hoa Kỳ, bắt đầu từ giữa tháng Sáu năm 2015. Chuyến tham quan học tập ở Hoa Kỳ sẽ là dịp để mở rộng và áp dụng các kỹ năng đã được học trong khóa học trực tuyến. Chuyến tham quan học tập sẽ tập trung vào vai trò của báo chí trong nền dân chủ, xây dựng kỹ năng báo chí, cũng như các vấn đề về chính phủ và ngoại giao. Các nhà báo sẽ tham gia vào các khóa tập huấn, gặp gỡ các chuyên gia và nhà báo ở các phòng tin để tìm hiểu về Hoa Kỳ và tìm hiểu về cách thức vận hành của cơ quan truyền thông của Hoa Kỳ trong thời đại số.
Các nhà báo được chọn tham quan học tập sẽ được đến thăm Washington, D.C.; San Jose, California; và thành phố New York. Sau khi trở về Việt Nam vào cuối tháng Sáu, các nhà báo còn được tư vấn trực tuyến thêm trong thời gian một tháng để giúp họ viết những câu chuyện sau khóa học trực tuyến và đợt tham quan học tập. Các bài viết sẽ tập trung vào mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, những vấn đề đối ngoại của khu vực Đông Nam Á, kinh tế quốc tế và thương mại.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

ĐÈN CÙ - PHỎNG VẤN ÔNG TRẦN ĐĨNH

(Tháng Bẩy - 2001)

Đinh Quang Anh Thái: Ông Trần Đĩnh năm 15 tuổi đã tham gia cuộc tổng khởi nghĩa do cộng sản lãnh đạo ngày 19 tháng 8 năm 1945. Ông trở thành đảng viên năm 19 tuổi, lúc đó, đảng cộng sản Đông Dương rút vào bóng tối, đổi tên thành Hội Nghiên Cưú Chủ Nghĩa Mác và xuất bản tờ báo Sự Thật, ông được điều về viết cho báo này. Sau đó, ông đưọc đưa qua học tại đại học Bắc Kinh. Trong thời gian học, ông tham gia một cuộc họp chống phái hữu, và chính nhờ vậy, ông rút tiả được nhiều bài học quí báu. Bài học đó là, các đảng viên chân chính, tích cực đã nghe lời đảng khuyến khích họ phê bình đảng. Nhưng khi họ phê bình thì bị đảng quay lại đánh. Theo lời ông Đĩnh thì đó là âm mưu của Mao Trạch Đông. Học xong, ông về Hà Nội làm việc một thời gian, thì xẩy ra việc đảng cộng sản Việt Nam đưa vấn đề chọn lựa tư tưởng Mao để chống xét lại, tức là chống lại chủ trương sống chung hoà do Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là Nikita Khrushchev đưa ra.
Ông Trần Đĩnh ủng hộ lập trường của Khrushov và chống tư tưởng Mao, nên bị khép vào tội chống đảng. Mặc dù không bị bắt như anh ruột ông là nhà báo Trần Châu, hay như những người khác như ông Hoàng Minh Chính, Vũ Thư Hiên, hoặc phải sống lưu đầy như Nguyễn Minh Cần.v.v…, ông Trần Đĩnh cũng bị khai trừ khỏi đảng và chịu nhiều trù dập về mặt tinh thần cho mãi tới ngày nay. Hiện nay, ông Trần Đĩnh đang sống tại Hà Nội.

BẰNG GIẢ LÒE CÁC SẾP

Theo BVN
27-10-2014

Thạc sĩ, tiến sĩ dỏm xúm nhau tàn phá làm nghèo Đất Nước

Trần Bích Đăng
Hôm nay nhân đọc trên trang mạng báo điện tử Dân Trí bài có tựa là “Quyền lực kinh doanh khổng lồ của ông Hà Văn Thắm” (http://dantri.com.vn/kinh-doanh/quyen-luc-kinh-doanh-khong-lo-cua-ong-ha-van-tham-986511.htm). Trong đó có đoạn: “Sinh năm 1972, ông Thắm được cho là một trong những tỷ phú có học vấn tốt tại Việt Nam. Nhà sáng lập Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) nắm trong tay bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Columbia Common Wealth (Mỹ) và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Công nghệ Paramount (Mỹ)”.

Tôi lên tìm trên mạng về hai đại học này và khám phá đó là những đại học dỏm.

Thứ nhất về Đại học Columbia Common Wealth (Mỹ):
Tiền thân của Đại học Columbia Common Wealth là Columbia Pacific University (CPU).

CPU được mô tả là một trường học không theo kiểu truyền thống mà là dạy từ xa (*) không được công nhận ở California (Columbia Pacific University (CPU) was an unaccredited nontraditional distance learning school in California).

* “Từ xa” vì thời ấy chưa có “trực tuyến (online)”.

MỘT LÁ THƯ MỜI

Thân gửi: Quý vị,

Tôi xin gửi đến quý vị “THƯ MỜI (Lần 2)” dưới đây. Rất mong quý vị quan tâm, chia sẻ cho cộng đồng và ủng hộ chúng tôi - những người trong nước đang dấn thân đấu tranh và xây dựng trong yêu thương, trong hòa bình vì một nước Việt Nam thực sự giàu mạnh, dân chủ, tự do, hạnh phúc và tôn trọng quyền con người!

Xin cảm ơn và thân chào,
Lê Thăng Long – Lincoln Lê
-----
THƯ MỜI
(Lần 2)

Kính gửi:         - Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Thái Bình.
-  Cô Lê Thu Huyền - phó chủ tịch UBND phường.

Tôi tên Lê Thăng Long – bí danh Lincoln Lê. Tôi đã gửi THƯ CÁO LỖI kiêm THƯ MỜI công chức UBND phường Nguyễn Thái Bình đến nhà tôi vào 15h00 chiều ngày 28/10/2014, như đính kèm. Lý do là tôi không thể làm việc tại UBND phường sau 3 lần được mời đến.

Đến đúng thời gian nói trên tôi không nhận được trả lời chính thức nào của UBND phường Nguyễn Thái Bình. Và cũng không có ai đến nhà tôi. Tôi thật sự không hài lòng về việc này.

CÁC TỈ PHÚ HỌC ĐẠI HỌC Ở ĐÂU?

29-10-2014

Có phải những người siêu giàu thường có học vấn tốt hơn không? Hay họ vứt bỏ học bổng và dồn toàn tâm toàn ‎ý cho việc khẳng định mình thực sự giàu có?

Sinh viên trường LSE (London School of Economics)
Những người cực giàu có lẽ thường là những người có bằng đại học.
Theo một cuộc điều tra dân số toàn cầu về các nhà tỷ phú đô la, gần như 2/3 những người này có bằng đại học.
Điều đó có nghĩa là ngay cả ở những nước có số người tốt nghiệp đại học cao thì con số các tỉ phủ có bằng đại học vẫn là rất bất cân đối.
Tại Anh Quốc, hơn 4/5 các tỷ phú học đại học chứ không phải là trường hợp từ nghèo khó đột nhiên trở nên giàu có.

MỸ CHI 10 TỈ ĐÔ KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM

Phương Nguyên

(Tin tức thời sự) - Thỏa thuận hợp tác này triển khai với Exxon Mobil - một đại gia năng lượng Mỹ thông qua dự án điện - khí.

Theo ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) thỏa thuận có thể triển khai trong năm 2015.

Chia sẻ trên tờ Vnexpress, ông Hậu cho biết: Exxon tỏ ra rất quan tâm đến việc đầu tư vào mỏ này, cũng như hệ thống đường ống và nhà máy xử lý. PetroVietnam sẽ là nhà đầu tư chính vào nhà máy điện, với tổng chi phí cho dự án "vào khoảng 10 tỷ USD".

Dù tình hình Biển Đông liên tục có những căng thẳng song các nước vẫn mặn mà hợp tác dầu khí với Việt Nam
Dù tình hình Biển Đông liên tục có những căng thẳng song các nước vẫn mặn mà hợp tác dầu khí với Việt Nam

LỜ TRUNG QUỐC, CÁC TẬP ĐOÀN DẦU MỎ ĐƯA NHAU ĐẾN VIỆT NAM

Theo Lương Minh/Infonet


  • Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ), bất chấp sự “nắn gân” thậm chí là đe nẹt của Trung Quốc, các tập đoàn dầu mỏ quốc tế vẫn tỏ ra tin tưởng và yên tâm ký kết hợp đồng thăm dò, khai thác với Việt Nam.

  • Trong bài viết mới được xuất bản gần đây, tờ Wall Street Journal cho biết, ông Paul Ferneyhough – Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Talisman (Canada) cùng với các lãnh đạo khác của hãng tỏ ra rất phấn khích về triển vọng của sự hợp tác với PetroVietnam trong việc khoan thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam.

  • Theo tiết lộ của Talisman, trong năm nay, tập đoàn này sẽ tiến hành khoan 2 giếng thăm dò bất chấp việc này có thể đẩy Talisman vào cuộc xung đột gay gắt với Trung Quốc bởi nước này vẫn ngang ngược cho rằng một số lô mà Talisman chuẩn bị khoan là thuộc vùng biển Trung Quốc có chủ quyền.

  • Khi phóng viên của WSJ hỏi về thái độ và phản ứng của Talisman nếu phía Trung Quốc phản đối, thậm chí gây sức ép căng thẳng nhằm ngăn chặn sự hợp tác với Việt Nam, ông Ferneyhough đã từ chối bình luận và khẳng định ông tin tưởng vào sự bảo đảm của Việt Nam rằng Talisman có quyền khai thác dầu tại đó. 

ĐIẾU CÀY, HẸN GẶP ANH BA NĂM NỮA!

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) được Việt Nam thả và đưa sang Mỹ

Nửa ngày sau chuyến lưu vong cưỡng bức đột ngột của Điếu Cày, tôi ghé thăm chị Tân vợ anh. Mắt còn thâm quầng bởi cả đêm trước mất ngủ, chị buồn buồn nói với tôi: “Ông Cù Huy Hà Vũ đi thì dù gì còn có người nhà bên cạnh, còn ông Hải thậm chí không được gọi điện về nhà”.
Cả đêm, con gái chị ngồi bó gối khóc rưng rức bởi không được nhìn thấy mặt bố.
Chẳng khác gì tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, người tù chính trị quan trọng nhất Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị cơ quan an ninh áp giải từ trại giam ra thẳng phi trường Nội Bài trong cảnh tuyệt đối câm lặng. Những người muốn giữ riệt bóng tối ấy chỉ muốn anh chuyển từ bốn bức tường cô độc sang một không gian hoàn toàn cô đơn.
Nhưng những hình ảnh đầu tiên về bà con kiều bào Việt và cả giới báo chí Mỹ đón tiếp Điếu Cày tại sân bay Los Angeles lại biểu tả quá sống động rằng anh đang trở về vòng tay ấm áp của mọi người.
Xứ Mỹ hay Canada không hề lạnh giá với anh.
Vậy mà một người quen của tôi bất chợt hỏi: “Điếu Cày chống Cộng dữ lắm phải không?”. Tôi ngỡ ngàng nhìn lại. Người quen của tôi tuy không truy cập mạng lề dân nhiều, nhưng cũng nắm bắt tình hình thời sự, biết không phải ít về các nhân vật bất đồng chính kiến và dân chủ. Rõ là hệ thống thông tin một chiều của đảng đã lợi hại đến mức biến một nhà hoạt động xã hội và phản kháng Trung Quốc như Điếu Cày trở thành kẻ chống phá chế độ.

BÁO TQ TỨC VÔ LỐI VÌ THỦ TƯỚNG ĐI ẤN KHI DƯƠNG KHIẾT TRÌ ĐẾN VIỆT NAM

28-10-2014
Hồng Thủy

Tô Hiểu Huy tỏ ra tức tối vô lối vì việc Dương Khiết Trì sang Việt Nam ngày 27/10 thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Ấn Độ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân thăm chính thức Ấn Độ, ảnh: Vietnamnes.
Xung quanh chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ngày 28/10 Nhân Dân nhật báo đăng bài phân tích của Tô Hiểu Huy, Phó Chủ nhiệm Sở Nghiên cứu Chiến lược quôc tế thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc xuyên tạc, vu cáo trắng trợn Việt Nam.
Tô Hiểu Huy xuyên tạc rằng trong vụ khủng hoảng giàn khoan 981, "tàu thuyền Việt Nam đã khiêu khích giàn khoan Trung Quốc, trong đất liền thì nổ ra bạo lực đập phá các doanh nghiệp Trung Quốc và làm một số người Trung Quốc thương vong đã làm quan hệ Việt - Trung tổn hại nghiêm trọng". 
Tô Hiểu Huy đã đổi trắng thay đen 1 thực tế rằng, khủng hoảng giàn khoan 981 là do Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam, dùng hạm đội tàu hộ tống hung hăng uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế - PV.

THỦ TƯỚNG CHÀO ĐÓN TÀU ẤN ĐỘ THĂM VIỆT NAM, MẶC TRUNG QUỐC NGĂN CẢN

28-10-2014
Hồng Thủy

Khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra 1 tháng sau vụ tàu hải quân Ấn Độ INS Airavat đã bị phía Trung Quốc yêu cầu (vô lý) rời khỏi Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: SCMP
Tờ Times of India ngày 27/10 đưa tin, chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông ngày một gia tăng sau hàng loạt các động thái (bành trướng) của Trung Quốc.
Hôm qua khi ở thăm Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Ấn Độ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam sẽ tiếp tục đón các tàu hải quân Ấn Độ cập cảng của mình giao lưu hữu nghị, bất chấp mọi phản đối (vô lý) của Trung Quốc.
Khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra 1 tháng sau vụ tàu hải quân Ấn Độ INS Airavat đã bị phía Trung Quốc yêu cầu (vô lý) rời khỏi Biển Đông khi đang trên đường tới thăm Việt Nam.

AI SẼ LÀ TÂN BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG, TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG TRUNG QUỐC?

18-10-2014
Hồng Thủy


Bộ Tổng tham mưu và Tổng tham mưu trưởng có vai trò cực kỳ quan trọng, nếu không phải tâm phúc thì tuyệt đối không thể ngồi vào vị trí này.

Ông Phòng Phong Huy và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey.
Phòng Phong Huy đi lên từ cơ sở, đồng hương với Tập Cận Bình
"Hổ tướng" thứ 3 là Phòng Phong Huy, đương kim Tổng tham mưu trưởng, trong con mắt của giới quan sát hải ngoại ông Huy là người được Hồ Cẩm Đào cất nhắc. Năm 2007, Phòng Phong Huy được điều về làm Tư lệnh đại quân khu Bắc Kinh, trở thành Tư lệnh trẻ nhất trong số các Tư lệnh quân khu. Năm 2009 khi tổ chức kỷ niệm quốc khánh, Phòng Phong Huy đã tháp tùng Hồ Cẩm Đào duyệt binh mà không phải là Tổng tham mưu trưởng đương nhiệm.
Trong tình hình cục diện hiện nay, Phòng Phong Huy là "quân cờ quan trọng" của Tập Cận Bình trong thế cờ cải cách quân đội, Đa Chiều bình luận. Chính vì thế rất nhiều nhà quan sát người Hoa hải ngoại cho rằng sau hội nghị trung ương 4, Phòng Phong Huy sẽ thay thế Thường Vạn Toàn làm Bộ trưởng Quốc phòng.

"TẬP CẬN BÌNH CHỌN NGŨ HỔ TƯỚNG, CÓ THỂ THAY BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG"

17-10-2014
Hồng Thủy

"Hổ tướng" thứ 2 là Trương Hựu Hiệp, đã từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được đánh giá là người nắm quyền trong quân đội lớn nhất kể từ thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình.
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 13/10 bình luận, Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo nắm quân quyền lớn nhất ở Trung Quốc kể từ sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Ông đang chuẩn bị cho một chiến dịch thay đổi toàn diện quân đội, đầu tiên là về đội ngũ nhân sự tướng lĩnh cấp cao.
Hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc họp trong vài ngày tới sẽ có sự biến động lớn về các tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc. Theo tạp chí "Ngoại giao tham khảo" xuất bản tại Hồng Kông, 2 vị trí Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng có thể thay đổi về nhân sự. 
Quan sát những động thái diễn ra gần đây, Đa Chiều cho rằng sẽ có 5 tướng tâm phúc được Tập Cận Bình lựa chọn giúp mình cải cách toàn diện quân đội. Đa Chiều gọi đó là ngũ hổ tướng của Tập Cận Bình, trong phạm vi bài viết này xin nói về 2 "hổ tướng" đầu tiên.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

TÍN NHIỆM QUỐC HỘI SẼ QUYẾT ĐỊNH NHÂN SỰ BỘ CHÍNH TRỊ?

27-10-2014
Phạm Chí Dũng

SGĐTCuộc sát phạt ở Casino mới nầy xem chừng đến hồi gay cấn, khó ai biết điều gì sẽ xảy ra! Nếu đại biểu Quốc hội mạnh lên một cách công tâm, nhờ đó chính phủ trong tương lai sẽ tốt hơn. Nếu cái mạnh ấy lại phát đi từ một cây gậy chỉ huy ở Bắc Kinh thì sự thể sẽ ra sao? Rõ ràng, Bắc Kinh đã chĩa mũi nhọn vào phía Chính phủ. Khai thác thời cơ là ngón độc của Trung Nam Hải. Thế nước chênh vênh, dân tình lơ láo.


Chính trường Việt Nam đang ngầm chứa những đột biến. Nếu đột biến lại có khả năng dẫn đến đảo lộn. Đảo lộn ấy lại có thể kéo theo sự lệch pha lớn lao về tương quan nhân sự trước đại hội đảng 12.

Công bố phút 89


Chi tiết rất đáng chú ý là chỉ đúng vào sáng khai mạc Quốc Hội lần thứ 8 ngày 20 tháng 10, 2014, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng mới công bố “tại kỳ họp này, Quốc Hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc Hội bầu hoặc phê chuẩn.” 


Trước đó, đã có tin tức lấy phiếu tín nhiệm đối với khoảng 50 chức danh chủ chốt, so với 47 người vào năm 2013, nhưng chưa được xác định về thời gian cụ thể. Hình như mọi chuyện được giữ kín trong vòng bí mật. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ mới về nước sau khi kết thúc chuyến đi Tây Âu với kết quả hầu như không có gì ấn tượng.

BƠI TRONG HỒ RÁC…!

Hạ Đình Nguyên

Sau mấy ngày họp Quốc hội, trong hội trường mới xây xong hoành tráng - hiện đại, các đại biểu đã phát biểu rất mạnh mẽ, nêu lên những bức xúc, lo lắng, và nhiều câu hỏi đã đặt ra.


clip_image002

Tạm gác qua vấn đề đối ngoại trong quan hệ thì thụp Việt-Trung và nỗi ám ảnh Biển Đông, thì vấn đề nội trị được xem là mối quan tâm làm nóng hội trường, trong đó “tham nhũng” và “kinh tế” vẫn giữ vị trí hàng đầu – như bao lâu nay –  của cái gọi là “phức tạp” và “nghiêm trọng”. Chỉ riêng vấn đề nợ công túi tư, chi thường xuyên, chi đầu tư, chi trả nợ đã thấy “rối loạn tiền đình”, nói chi đến chuyện đánh chuột sợ vỡ bình, mà có khi tự chuột nó làm bình vỡ?

BÌNH ĐẬP VỠ BÌNH!

Pro&contra
22-10-2014
Bùi Mẫn Hân
Trần Ngọc Cư dịch


Lặng lẽ mà xem Tập Cận Bình
Bắt ruồi đánh hổ giữa quan, binh.
Lắm người nao nức trong chờ đợi,
Vì biết đâu, Bình đập vỡ bình!
Trong chiếc bình kia nhung nhúc dòi
Quẳng vào đống rác cũng đành thôi.
Tội tình gì phải ôm mang mãi
Khổ lụy quê hương, nhục giống nòi? 
(Cảm tác của dịch giả về bài xã luận sau đây của Bùi Mẫn Hân)

Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc

Vào thời điểm Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào cuối năm 2012, hầu hết các nhà quan sát thời sự đều nghĩ rằng ông sẽ chỉ thông qua các đề xuất, bỏ tù một số quan chức cao cấp rồi tiến hành công việc như cũ, đâu lại vào đấy thôi. Dù sao, các lãnh đạo tiền nhiệm của ông gần như đã lợi dụng các cuộc điều tra chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình và củng cố quyền lực. Các biện pháp kỷ luật thường được tiến hành rầm rộ trong vòng một năm sau khi nhà lãnh đạo mới được chỉ định làm Tổng Bí thư và giảm dần cường độ vào năm tiếp theo.
Nhưng chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã vượt quá điều mong muốn trước mắt là khẳng định địa vị chính trị tối cao của mình. Đây là một chiến dịch với tầm mức và tham vọng chưa từng có trước đây, đánh vào một tầng lớp gồm khoảng 5.000 quan chức cao cấp đang điều hành những cơ quan trọng yếu nhất của ĐCSTQ, của Chính phủ, của Quân đội và các công ty Nhà nước. Mục tiêu của chiến dịch không nằm ngoài nỗ lực xóa bỏ một hệ thống cai trị bất thành văn mà các lãnh đạo chóp bu dùng để cai trị Trung Quốc kể từ cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989: một mạng lưới tự củng cố bằng các mối quan hệ dựa vào chế độ bảo trợ và tham nhũng. Là một lãnh đạo thấy mình được thôi thúc bởi một sứ mệnh lịch sử là phải bảo vệ quyền cai trị của ĐCSTQ bằng mọi giá, ông Tập đã coi nạn tham nhũng tràn lan hiện nay như một mối đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn tại lâu dài của chế độ.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

BIỂU TÌNH HONG KONG ĐÁNH DẤU TRÒN MỘT THÁNG

28-10-2014


Hàng ngàn người Hong Kong tụ họp bên ngoài tòa nhà chính quyền thành phố để đánh dấu tròn một tháng biểu tình hôm 28/10.
Cả ngàn cây dù vàng - biểu tượng của cuộc biểu tình - cũng đồng loạt được mở và người ta dành 87 giây yên lặng - để nhắc tới 87 lần cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình.
Khu phố Admiralty tràn ngập người, lều trại và các cây dù. Nhiều người đã ăn, ngủ, nghỉ, học, và đi làm từ những khu lều trại này trong cả tháng qua.
Phóng viên Lucy Liu của BBC nhận định từ Hong Kong, dù điều gì có diễn ra sau cuộc biểu tình này đi nữa, Hong Kong sẽ không bao giờ trở lại như xưa.

ĐÈN CÙ - NGHI LỄ MỘT LỜI GẤP SÁCH

Trần Đĩnh

“NGÀN NĂM MÂY TRẮNG MÃI RONG BAY” (Bạch vân thiên tải không du du.)
Quanh Hồ Gươm có hơn 90 loại cây. Người Pháp đã dựng một sưu tập thực vật quý quanh vùng nước này. Tiếc không có biển đề tên từng loại. Trên rẻo đất trồi ra hồ, ở trước tòa Đốc lý cũ, có cây lộc vừng và từ đấy đến vùng vông hông Tháp Bút (mùa đông hàng chục cây vông rụng hết lá trông giống như quần thể điêu khắc Calder đổ bằng bê tông miêu tả các dạng tâm thế quằn quại đóng băng của bão) là mấy cây muồng hoa đào. Hoa lộc vừng đền miếu thâm u bao nhiêu, muồng hoa đào đài các, lộng lẫy bấy nhiêu. Tại ria vuờn hoa Con Cóc, trông sang đầu hồi khách sạn Métropole, (nơi trước kia là dẫy bếp lò cao chiều chiều thả mùi thịt, mùi bơ thơm lừng sang vườn hoa, các cụ hưu trí ngồi vườn hoa thường đùa là vừa đuợc Ban tổ chức trung ương cấp tem phiếu cho đặc cách đến hóng mùi bồi duỡng miễn phí từ xa (xa là vì phải giữ thể diện quốc gia), cũng có một cây muồng hoa đào, thân uốn vặn một thế đứng của vũ nữ Ấn Độ. Mỗi khi tán lá nó ngả xòa ra gánh trọng lượng con lũ hoa ào ào trổ rộ, tôi lại ngỡ trông thấy một sườn Phú Sĩ ngập cánh anh đào. Hay gò má geisha tranh cổ Nhật. Sau cơn bão số mấy một năm quá mắn bão, nó đổ. Cùng cây lá trắng trước trụ sở tù mù mang tên Đoàn Kết nhiều phần là của Đảng dân chủ. Màu hoa – là – lá này ngỡ đâu như mẫu mã prototype, – đơn bản vị của sắc tuyết. Hai cây muồng hoa đào và lá trắng luôn khiến tôi nghĩ tới bàn phấn mỹ nhân.

CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ HAY THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ?

Theo RFA
24-10-2014
Nam Nguyen, phóng viên RFA

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, người ca ngợi kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại một lần nữa kêu gọi nhà nước thực hiện cải cách. Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, theo VnExpress tại phiên họp Tổ ở Quốc hội ngày 21/10/2014, ông Bùi Quang Vinh khẳng định “đến thời điểm hiện tại nền kinh tế Việt Nam đã hết động lực để phát triển và Việt Nam cần cơ chế, chính sách mới để phát triển.”
Động lực đổi mới
Phát biểu mới nhất của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh làm rõ hơn nhu cầu cải cách đổi mới ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu Việt Nam muốn tiếp tục phát triển thì sẽ phải thực hiện cuộc đổi mới lần thứ hai trong lịch sử.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định:
“Theo tôi, công cuộc đổi mới sắp tới đây sẽ khó khăn hơn và đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ hơn của phía lãnh đạo Đảng và Nhà nước vì nó liên quan đến việc phải thay đổi thể chế, bộ máy Nhà nước, chống được tham nhũng, thay đổi được vai trò và chức năng của Nhà nước. Hiện nay, các chuyên gia đều xem xét tính toán thấy rằng Việt Nam đến năm 2020 không thể đạt được mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và đấy là một điều lỡ hẹn nữa đối với chính các kế hoạch mà Việt Nam đề ra, điều này, rõ ràng là nền kinh tế VN tăng trưởng dưới tiềm năng và chậm hơn nhiều so với các nền kinh tế trong khu vực.”
Việt Nam thống nhất năm 1976, trong một thập niên tiếp theo nền kinh tế đất nước rơi vào ngõ cụt đe dọa sự tồn vong của chế độ toàn trị. Lúc đó Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiến hành đổi mới và tạo ra các động lực chưa từng có để vực dậy nền kinh tế. Ông Lê Văn Triết nguyên Bộ trưởng Thương mại phân tích về những động lực để phát triển trong thời kỳ đổi mới 1986-1989.